x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Mất hàng nghìn tỷ đồng vì phân bón giả

Năm 2008, các cơ quan chức năng đã kiểm tra hơn 4.400 lượt công ty sản xuất, kinh doanh phân bón (chiếm 10% số lượng các cơ sở sản xuất và kinh doanh tại phía Nam).

Tình trạng phân bón kém chất lượng tràn lan trên thị trường khiến nông dân phía Nam thiệt hại nặng. Mỗi năm, người dân mất khoảng 1.200 tỷ đồng vì phân bón giả.

Con số trên do ngành nông nghiệp đưa ra tại hội nghị “Đánh giá tình hình thanh tra, kiểm tra phân bón và các giải pháp định hướng năm 2009 ở các tỉnh phía Nam”, diễn ra tại Bình Dương hôm qua.

Qua thanh tra, kiểm tra ở 22 tỉnh, thành phía Nam cho thấy, có tới gần 50% số mẫu phân bón kém chất lượng. Ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), phân tích: “Với khoảng 50% mẫu phân bón kém chất lượng, trung bình mỗi năm nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) mất khoảng 230 tỷ đồng”.

Năm 2008, các cơ quan chức năng đã kiểm tra hơn 4.400 lượt công ty sản xuất, kinh doanh phân bón (chiếm 10% số lượng các cơ sở sản xuất và kinh doanh tại phía Nam). Trong tổng số 922 mẫu kiểm tra thì có tới 435 mẫu (chiểm 47,18%) không đạt chuẩn. 

Tại Lâm Đồng, kiểm tra 370 mẫu thì có 145 mẫu (39,2%) kém chất lượng. Còn Bình Dương có đến 43,43%, An Giang 47%, Vĩnh Long 52,7%, Bến Tre 67,64%… Hầu hết cơ sở nhỏ lẻ đều vi phạm về điều kiện sản xuất; nhà xưởng, công nghệ lạc hậu không đạt chuẩn; nhãn mác không rõ ràng…

Nhiều đại biểu cho rằng, chính việc không quan tâm, không thống nhất trong quản lý và xử phạt là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phân bón kém chất lượng tràn lan. Chẳng hạn tại tỉnh Đắk Lắk, trung mình mỗi năm tiêu thụ gần 800.000 tấn phân vô cơ. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Sinh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh này, thừa nhận, chỉ mới thành lập đội thanh, kiểm tra chất lượng phân bón cách đây không lâu.

Sản xuất bằng “công nghệ… cuốc xẻng”

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón mọc ra “như nấm sau mưa”. Trong đó, không ít doanh nghiệp sử dụng “công nghệ…cuốc xẻng” với nguyên liệu là xỉ than, đất bùn, đất sét…để sản xuất phân bón. Lãnh đạo nhiều Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh thừa nhận, còn nhiều lúng túng trong việc xử lý vi phạm về sản xuất kinh doanh phân bón giả. Ông Lê Quốc Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam, cho rằng, mức xử phạt hành vi sản xuất kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng còn quá nhẹ. Nhiều tỉnh thành khi phát hiện doanh nghiệp sai phạm chỉ phạt 5 – 15 triệu đồng, trong khi các đơn vị đó thu tiền tỷ từ sản phẩm kém chất lượng.

“Công tác thanh, kiểm tra hiện nay chỉ nhắm vào đại lý kinh doanh phân bón mà không tập trung vào cơ sở sản xuất. Thời gian kiểm tra thì quá dài nên khi có kết quả thì một lượng lớn phân bón kém chất lượng đã được tiêu thụ”, ông Phong nói. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao tiến bộ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, đề nghị: “Phải thường xuyên công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng các sản phẩm phân bón không đạt chuẩn để tránh bớt thiệt hại cho nông dân”.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Bùi Bá Bổng, ngành nông nghiệp đang xây dựng các quy định về việc đăng ký sản xuất kinh doanh phân bón. Theo đó, sẽ có quy định về khả năng tài chính, các yêu cầu về tiêu chuẩn công nghệ…Khi đáp ứng được những yêu cầu này, doanh nghiệp mới được phép sản xuất kinh doanh. Đồng thời thành lập các trung tâm kiểm tra, giám định chất lượng phân bón. Thông tin về chất lượng, tiêu chuẩn của những loại phân bón đạt yêu cầu sẽ được công bố rộng rãi.

Theo Đất Việt

Tin liên quan