x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Phân bón và nỗi lo “kép”

Đang trong thời kỳ chăm sóc cây trồng vụ Xuân, nhu cầu sử dụng phân bón tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh giá phân bón rục rịch tăng, nông dân còn đối mặt với nỗi lo mua phải phân bón giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường.

Tăng phí sản xuất

Cuối tháng 2/2012, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã có thông báo điều chỉnh tăng giá than 10% với 3 nhóm khách hàng xi măng, giấy và phân bón. Động thái này đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón cũng rục rịch tăng giá. Ông Hoàng Văn Tại, Tổng Giám đốc Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển (huyện Thanh Trì) khẳng định: “Giá than tăng, chắc chắn chúng tôi sẽ tính tới việc tăng giá bán phân”. Một số doanh nghiệp phân bón khác cũng đang xây dựng lộ trình tăng giá, trong đó riêng mặt hàng lân nung chảy có thể tăng thêm 100.000 đồng/tấn.

Chưa đợi các doanh nghiệp lên phương án cụ thể, ngay từ đầu tháng 4 tới nay, giá phân bón trên thị trường đã có dấu hiệu tăng. Hiện giá phân NPK 20 – 20 – 15 dao động từ 14.800 – 16.000 đồng/kg, DAP (Philippines) 17.400 đồng/kg, NPK Đầu Trâu TE 15.800 đồng/kg, Ure (Phú Mỹ) 10.200 đồng/kg… Ông Nguyễn Đỗ Ban, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất cho biết, bình quân mỗi sào lúa bón 15kg lân, 7kg đạm và 7kg Kali. Như vậy riêng chi phí phân bón đã tốn khoảng 230.000 – 250.000 đồng/sào, nếu tăng giá tiếp, chi phí sản xuất càng lớn hơn.

Ông Nguyễn Đình Hạc Thúy, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh nhiều nông sản rớt giá như hiện nay, việc tăng giá phân bón sẽ có tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp. Nông dân phải giảm sử dụng phân bón, thậm chí có thể chuyển sang cấy “chay”. Điều này ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng.

Đau đầu với phân bón giả

Các chuyên gia lo ngại, giá phân bón tiếp tục tăng sẽ tạo cơ hội cho nạn phân bón giả hoành hành trở lại. Bởi giá thành sản phẩm của phân bón giả rẻ hơn, đánh trúng tâm lý người nông dân. Thực tế thời gian qua, tình trạng phân bón giả, kém chất lượng đã có diễn biến khá phức tạp. Như cuối tháng 3, cơ quan chức năng của một số tỉnh phía Nam đã phát hiện và xử lý hàng loạt vụ buôn bán phân bón giả. Trong đó, nổi bật là tỉnh Bạc Liêu đã tịch thu hơn 1,1 tấn Kali giả làm từ muối trộn phẩm màu, hàm lượng Kali chỉ đạt 0,1 – 0,3% (trong khi phân thật là 60%).

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, tình trạng phân bón kém chất lượng, không có trong danh mục vẫn xuất hiện ở hầu khắp các địa phương đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của nông dân. Nhiều nơi, người dân do ham rẻ hoặc mua phân bón ở những địa chỉ không rõ ràng về sử dụng, đến khi thu hoạch thì mới phát hiện ra đó là phân bón kém chất lượng, nhưng lúc này thì “sự đã rồi”.

Để hạn chế tối đa nạn phân bón giả, theo ông Ngọc, Nhà nước phải đưa phân bón vào mặt hàng sản xuất kinh doanh có điều kiện theo nhóm 2 (quản lý theo tiêu chuẩn quốc gia). Đồng thời, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Nghị định 15 về xử phạt hành chính trong sản xuất kinh doanh phân bón đủ mạnh để răn đe. Bởi mức phạt 45 – 50 triệu đồng/vụ vi phạm hiện nay là quá thấp.

Năm 2012, dự báo nhu cầu phân bón cả nước khoảng 9,9 triệu tấn, trong đó sản xuất trong nước ước đạt 7,25 triệu tấn. Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, trung bình mỗi năm đơn vị này xử lý trên 300 vụ vi phạm về chất lượng, giả nhãn hiệu liên quan đến phân bón.

Tin liên quan