x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ÁP MÃ HS ĐỐI VỚI PHÂN BÓN AMON CLORUA (NH4Cl)

Trong khoảng thời gian đầu tháng 12 năm 2015, một số doanh nghiệp nhập khẩu phân bón đã không khỏi ngỡ ngàng, lo lắng khi Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính ra Công văn số: 10959/TCHQ-TXNK ngày 19/11/2015 về việc phân loại đối với mặt hàng phân Amoni Clorua.

 

Theo nội dung Công văn trên, các doanh nghiệp nhập khẩu trong thời gian vừa qua khai báo mặt hàng Amoni Clorua là phân bón, áp mã HS thuộc nhóm 31.02 “Phân khoáng hoặc phân hóa học, có chứa Nitơ”, mã số 3102.29.00 “Loại khác, kể cả hỗn hợp chưa được chi tiết trong các phân nhóm trước” chứ không phải là mặt hàng hóa chất Amoni Clorua thuộc nhóm 28.27 “Clorua, Clorua oxit và clorua hydroxit, bromua và oxit bromua; iodua và iodua oxit”, mã số 2827.10.00 “Amoni Clorua”. Điều này dẫn tới TCHQ phải yêu cầu Cục HQ các tỉnh, thành phố kiểm tra lại việc áp mã mặt hàng Amoni Clorua để xử lý theo quy định.

 

Việc các doanh nghiệp kinh doanh phân bón lo lắng là điều dễ hiểu bởi nếu TCHQ thống nhất áp mã 2827.10.00 thì thuế GTGT cho mặt hàng này là 10%, trong khi mã số 3102.29.00 thì thuế NK là 0% và không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

 

Nên nhớ rằng, từ trước tới nay, các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc khai báo Amoni Clorua là phân bón thì sử dụng vào đúng mục đích làm nguyên liệu để sản xuất phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, kể từ 1/1/2015, phân bón được đưa vào đối tượng không chịu thuế GTGT (chứ không phải thuế suất thuế GTGT bằng 0%) và không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Như vậy, nếu áp mã 2827.10.00, doanh nghiệp sản xuất phân bón phải chịu thêm chi phí đầu vào tăng 10%. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến giá phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Qua đây, theo ý kiến nhiều chuyên gia trong lĩnh vực phân bón, việc đưa phân bón thành đối tượng chịu thuế GTGT 0% trong thời gian tới sẽ có ảnh hưởng tích cực tới sản xuất nông nghiệp trong nước.

 

Xét về tên gọi và mục đích sử dụng, Phần I, Phụ lục 01 Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng  6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã đưa Phân bón Amoni Clorua (NH4Cl) thuộc danh mục các loại phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam. Như vậy, Amoni Clorua sử dụng rộng rãi làm phân bón là điều không cần phải bàn cãi. Doanh nghiệp thực hiện việc áp mã theo khai báo phân bón hoàn toàn có cơ sở xét theo mục đích kinh doanh, sử dụng, lưu thông hàng hóa theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón, Thông tư số 48/2011/TT-BCT ngày 30/11/2012 của Bộ Công thương quy định quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 và  căn cứ theo Thông tư 29/2014/TT-BCT ngày 30/09/2014 của Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn một số điều về phân bón vô cơ có hiệu lực từ ngày 27/11/2014.

AMOL1

(Bao bì phân bón Amoni Clorua sử dụng làm phân bón, chú trọng hàm lượng Nitơ tối thiểu 25%)

 

Nếu mục đích nhập khẩu kinh doanh hóa chất Amoni Clorua áp mã số 2827.10.00 với tên sản phẩm Ammonium chloride-Amoni clorua thì ghi rõ và  chú  trọng  hàm lượng NH4Cl = 99,5% tối thiểu.

AMOL2

Công dụng khi sử dụng làm hóa chất với hàm lượng NH4Cl = 99,5% min:

– Sử dụng làm chất tẩy rửa trong nước rửa.
– Sử dụng làm một thông lượng trong việc chuẩn bị các kim loại thiếc tráng, mạ hoặc hàn

– Sử dụng làm nguyên liệu phụ trong sản xuất dược phẩm.
– Sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm, là một chất bổ sung thức ăn cho gia súc…

– Sử dụng trong khai thác dầu khí, điện phân trong pin kẽm-carbon. Các ứng dụng khác bao gồm trong dầu gội tóc, Amoni clorua được sử dụng trong ngành công nghiệp dệt may và da trong nhuộm, thuộc da, in vải và bông ánh…

 

Trong công tác nhập khẩu, khi khai báo mã số 3102.29.00, các Doanh nghiệp đều phải tiến hành thủ tục theo Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30/09/2014 của Bộ Công thương về công bố Hợp chuẩn, Hợp quy, phân tích chất lượng phân bón theo phương pháp thử TCVN 8557: 2010 của các đơn vị Kiểm định, kiểm tra chất lượng đủ thẩm quyền theo chỉ định của Bộ Công thương và phải tiến hành nộp hồ sơ tiếp nhận Hợp quy tại Sở Công thương quản lý địa bàn Doanh nghiệp.

 

Thiết nghĩ, trừ khi cố tình sử dụng sai mục đích, việc các doanh nghiệp kinh doanh nghiêm túc khai báo mặt hàng Phân bón Amoni Clorua, mã HS 3102.29.00 sử dụng trong sản xuất phân bón đa thành phần phục vụ sản xuất nông nghiệp là hoàn toàn chính đáng. Theo đó, họ cần sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước để xác định thống nhất việc áp mã đối với mặt hàng Amoni Clorua sử dụng trong nông nghiệp, giải phóng hàng hóa nhập khẩu kịp thời, tránh phát sinh cho doanh nghiệp như hiện nay.

Phạm Hữu Tố

 

Tin liên quan