x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Nên đưa khung xử lý hình sự vào Nghị định mới về quản lý phân bón.

Liên tiếp những vụ làm phân bón giả được phát hiện thời gian gần đây đã đặt ra nhu cầu bức thiết về việc cần nâng cao hơn nữa các chế tài xử phạt trong lĩnh vực này. Trong khi Nghị định mới về quản lý sản xuất kinh doanh phân bón dự kiến phải đến quý IV/2012 mới ra đời.

Hiện tại việc xử lý phân bón giả vẫn phải thực hiện theo Nghị định cũ ( Nghị định 15). Rất nhiều các doanh nghiệp (DN) sản xuất phân bón đưa ra nhiều kiến nghị cho Nghị định mới này, đặc biệt các ý kiến đều đồng tình với việc hiện chế tài của Nghị định 15 còn quá nhẹ, cần tăng khung hình phạt cao hơn nữa.

Hệ thống pháp luật còn nhiều hạn chế

Ông Hoàng Văn Tại – Tổng Giám đốc Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển cho biết: Hiện nay chúng ta có 2 văn bản pháp luật chủ yếu về quản lý phân bón là Nghị định 113 và Thông tư 36 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PPTNT). Tuy nhiên, theo ông Tại thì các văn bản này còn rất nhiều điểm hạn chế, khiến cho công tác quản lý còn tồn tại nhiều bất cập. Thứ nhất , văn bản pháp lý về quản lý phân bón nhưng lại chưa có khái niệm “phân bón là gì?”, “chất dinh dưỡng là gì?”. Thứ hai, Nghị định 113 cũng chưa đưa ra định nghĩa “hàm lượng chất dinh dưỡng” như thế nào cho đúng, cho chuẩn để tránh các đơn vị lách luật; trong Thông tư 36 thì có nói nhưng chưa rõ ràng. Thứ ba, khái niệm “thế nào là phân kém chất lượng, phân dỏm, giả” cũng chưa có. Điều đó làm cho các cơ quan quản lý rất khó khăn trong việc áp dụng các chế tài xử phạt, đây là nguyên nhân khiến phân dỏm, phân giả tràn lan. Thứ tư, các tiêu chí cho việc đăng ký sản xuất kinh doanh phân bón hiện nay quá dễ dàng, cho nên các DN theo công nghệ “cuốc, xẻng”, chạy theo lợi nhuận đơn thuần mọc lên như nấm. Các DN này khai sinh với những tên rất kêu; sau khi lừa được một vài vụ, họ sẵn sàng đổi một tên khác kêu hơn để lừa tiếp.

Để xử lý vấn nạn này, ông Tại góp ý, Nghị định mới cần đưa ra một số điểm chú ý như: Phải đưa vào khái niệm phân bón là gì, chất dinh dưỡng, hàm lượng dinh dưỡng trong phân bón là gì? Thế nào là phân dỏm, giả, phân kém chất lượng? Ngoài ra, ông Tại cũng đề nghị nêu rõ sản xuất kinh doanh (SXKD) phân bón là có điều kiện và quy định rõ các điều kiện để một đơn vị được SXKD phân bón. Điều kiện đó là: DN phải có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ nhất định hiểu biết về công nghệ hóa chất, đất đai, cây trồng. Phải có quy trình công nghệ đảm bảo chứ không phải công nghệ “cuốc, xẻng”; quy định điều kiện máy móc thiết bị, công nghệ, kho tàng, bến bãi bảo quản nguyên liệu, sản phẩm… DN phải có phòng thí nghiệm để phân tích nguyên liệu, tính toán phối liệu và kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng.

Xây dựng chuỗi cửa hàng “chuẩn”

Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Duy Khuyến – Tổng giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cũng cho biết: phân bón Lâm Thao là một thương hiệu đã quen thuộc với bà con nông dân từ lâu nên bị làm giả rất nhiều. Công ty bị thiệt hại không nhỏ cả về vật chất lẫn uy tín từ việc này. Hiện Supe Lâm Thao đang lên kế hoạch bài bản nhằm “tự cứu mình”, đó là xây dựng một hệ thống đại lý chính thức. Dự kiến mỗi một xã sẽ xây dựng một cửa hàng, có địa chỉ, tên tuổi, biển hiệu và các dấu hiệu ủy quyền chính thức từ chính công ty. Người nông dân nếu mua hàng tại đại lý, cửa hàng của Supe Lâm Thao sẽ được đảm bảo toàn bộ quyền lợi. Việc xây dựng chuỗi cửa hàng chuẩn là một việc làm hiệu quả, vừa giúp người nông dân mua được hàng chính hãng, vừa giúp bảo vệ được quyền lợi cho DN.

Bên cạnh đó, ông Khuyến cũng đưa ra kiến nghị: Phải xác định phân bón là ngành kinh doanh có điều kiện. Theo đó, thống nhất một cơ quan cấp giấy phép, sau đó giải tán bớt những cơ sở sản xuất phân bón nhỏ không đủ điều kiện; có như vậy mới làm “trong sạch” thị trường phân bón. Thêm vào đó, cần nâng cao mức xử phạt hơn nữa. Hiện tại những vụ làm phân bón giả quy mô lớn, gây thiệt hại nặng nề cho cả bà con nông dân lẫn DN chân chính, nhưng chỉ bị phạt tiền từ 20-50 triệu đồng. Đây là con số quá nhỏ, bởi lợi nhuận thu về từ những phi vụ làm phân bón giả này lên tới hàng tỷ đồng. Cho nên tình trạng làm phân bón giả – tiêu thụ – bị bắt – nộp phạt vài chục triệu rồi lại làm tiếp vẫn tái diễn. “Nên đưa thêm khung hình phạt xử lý hình sự vào Nghị định mới, thay vì chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính như hiện nay, có thế mới đủ sức răn đe” – ông Khuyến đề nghị.

Tin liên quan