x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

NÉT ĐẸP TÂM LINH TRONG VĂN HÓA CON NGƯỜI APROMACO

Tháng Giêng, khi mùa xuân đến với bao sắc màu quyến rũ, trong cái khoảng khắc giao mùa của trời đất, trong tâm trí của mỗi con người mong muốn một năm mới đến với hy vọng về sự bình an, sự phát triển mới, cán bộ, nhân viên Apromaco lại cũng nhau đắm say hành hương về với những miền quê, nơi có những danh lam thắng cảnh, nơi có những đền chùa, miếu mạo để gửi gắm những niềm tin vào những điều tốt đẹp.

image001

Rời Hà Nội vào những ngày đầu tháng Giêng năm Kỷ Hợi, xe đưa chúng tôi về với Ninh Bình, vùng đất địa linh nhân kiệt, tham quan chùa Bái Đính. “Nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Từ nhiều năm qua, nơi đây đã trở thành một địa điểm nổi tiếng, thu hút nhiều Phật tử và khách đến tham quan. Tên gọi chùa Bái Đính mang ý nghĩa là hướng về núi Đính, nơi diễn ra các sự kiện oai hùng trong lịch sử Việt Nam. Núi chùa Bái Đính chính là nơi vua Đinh Tiên Hoàng lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa, là nơi diễn ra lễ tế cờ khi vua Quang Trung ra Thăng Long đại phá quân Thanh. Chùa được tạo dựng theo lối kiến trúc chùa động khá phổ biến ở Ninh Bình, không có những mái chùa cong vút mái đao hay mũi hài, cũng chẳng có những trụ cột to lớn, đồ sộ hay thượng điện nguy nga lộng lẫy. Toàn bộ các ban thờ Phật, thờ Mẫu của chùa được đặt giữa lòng những sơn động u minh càng làm tăng thêm không khí linh thiêng và huyền bí nơi cửa thiền. Trần hang động đã trở thành những mái chùa kiên cố, che chắn chốn thiêng ngự trị của Phật, của Mẫu đã hàng bao thế kỷ nay. Và Bái Đính không chỉ là nơi để người đời tỏ lòng mộ đạo mà còn là một thắng cảnh đẹp. Để khi kinh lý qua đây, vua Lê Thánh Tông đã tự tay đề tặng bốn chữ “Minh Đỉnh danh lam” ca ngợi vẻ đẹp chốn này”.

Nếu ngôi chùa cũ khiêm nhường giữa núi rừng thì “ngôi chùa mới đồ sộ, lộng lẫy lại nổi bật giữa núi non hùng vĩ đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh. Chùa Bái Đính mới có những pho tượng uy nghi được chạm khắc tinh tế tựa lưng vào sườn núi xanh thẫm như đưa du khách tới ranh giới của cõi thiêng và cõi tục. Quần thể chùa như viên ngọc sáng lấp lánh, đa màu sắc, hội tụ linh khí ngàn năm huyền thoại. Kiến trúc khu chùa mới nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam và sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa phương: đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết, ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm… Vòm mái màu nâu sẫm, cong hình đuôi chim phượng chính là điểm khác biệt nhất của kiến trúc chùa Bái Đính mới. Các chi tiết trang trí kiến trúc cũng mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam với sự đóng góp công sức của 500 nghệ nhân và rất nhiều tổ thợ đến từ những làng nghề nổi tiếng như mộc Phúc Lộc, trạm khắc đá Ninh Vân, đúc đồng Ý Yên, thêu ren Văn Lâm, sơn mài Cát Đằng, trạm bạc Đồng Xâm… Các nghệ nhân này sử dụng các vật liệu địa phương để tạo ra nét thuần Việt trong kiến trúc chùa Bái Đính”.

Về nơi đây, chúng tôi như đang bị lạc vào chốn bồng lai, tiên cảnh. Trong khí xuân với từng hạt mưa lất phất rơi, quyện lẫn mùi thơm của khói hương, tạo nên một khung cảnh vừa dịu dàng lại vừa nên thơ, hùng vĩ. Cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản được đắm mình trong màu sắc tâm linh, huyền thoại. Mọi người đều cầu mong cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, cho những mùa vàng bội thu để người nông dân một năng hai sương lại có thêm những mùa thu hoạch mới, cho gia đình, bạn bè được sung túc, no ấm v.v., để những sản phẩm của Apromaco tiếp tục đồng hành với bà con nông dân trên những cánh đồng, những vườn hoa trái mang lại sự bình an, thịnh vượng.

Rời Ninh Bình, Đoàn chúng tôi hành hương về Phủ Dày tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.Quần thể Di tích lịch sử, văn hóa Phủ Dầy bao gồm gần 20 điểm di tích đền, phủ, chùa, lăng gắn liền với sự tích về Mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng trong “Tứ bất tử” thuộc tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Tham quan Phủ Tiên Hương (còn gọi là phủ chính), Phủ Vân Cát và Lăng Mẫu Liễu, chúng tôi càng thêm thấu hiểu sâu sắc về tín ngưỡng dân gian Việt Nam, về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, ghi sâu ân đức của bậc cù lao tiên tổ. Với mỗi địa điểm tham quan lại mang lại cho chúng tôi những cảm xúc khác nhau, nếu như ở Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Các mang đậm truyền thống văn hóa dân gian hầu đồng thì tại Lăng Mẫu Liễu, lại in đậm màu sắc tâm linh trong không khí trang nghiêm, tĩnh tại. Đứng trước Lăng, lòng người như thư thái, tính tâm hơn. Thả hồn trong không gian bao la vừa như thực tế vừa như huyền ảo, khiến con người đắm chìm giữa hiện tại và quá khứ, mong ước cho một tươi lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn.

Con người Apromaco là vậy, văn hóa Apromaco là như thế đó! Trong sắc xuân tươi mới, thời điểm khởi đầu của một năm, chúng tôi lại thả mình trong cái bao la của trời đất, trong khí thiêng mang hồn sông núi để rồi tiếp tục trên những con đường đầy vất vả,  khó khăn những cũng đầy vinh quang, thử thách để chinh phục những đỉnh cao mới, mang thành công của Apromaco phục vụ cho thành công chung của đất nước, vì màu xanh của cây trái, vì những mùa vàng trĩu hạt, tô điểm và làm đẹp thêm cho mùa xuân của đất trời Việt Nam.

Một năm mới lại đến và những niềm tin và hy vọng đang chờ đợi Apromaco ở phía trước!

     Tháng Giêng, Xuân Kỷ Hợi – 2019

     - Lê Anh -

Tin liên quan