x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Căng thẳng nguồn cung Apatit cho các Nhà máy hóa chất, phân bón tại Khu công nghiệp Tằng loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai.

Lào Cai là tỉnh giáp biên giới với Trung quốc, có nhiều lợi thế về phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp khai khoáng, công nghiệp luyện kim và công nghiệp hóa chất do có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Trong số các nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Lào Cai, nổi tiếng nhất là mỏ quặng apatit.
Mỏ Apatit Lào Cai nằm ở phía hữu ngạn Sông Hồng với chiều dài phân bố gần 100 km, địa hình đồi núi phức tạp, chia cắt bởi nhiều sông suối và nằm trọn trong địa bàn tỉnh Lào Cai và cũng là mỏ Apatit duy nhất trong cả nước. Về tiềm năng trữ lượng và tiềm năng kinh tế, có thể xếp mỏ Apatit Lào Cai vào loại quy mô vừa trong khu vực và thế giới. Với trữ lượng thăm dò và dự báo trên 2 tỷ tấn, trong đó trữ lượng đã thăm dò gần 800 triệu tấn, là nguồn tài nguyên quý hiếm, một tiềm năng quan trọng của tỉnh Lào Cai và cả nước để phát triển ngành công nghiệp phân bón và hoá chất, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
khaithac1
Khai thác quặng apatit tại Lào Cai
Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, do có nhiều bất cập trong công tác khai thác, quản lý nên lượng quặng apatit sụt giảm nhanh chóng, nhất là quặng I. Tình trạnh khai thác lậu diễn ra, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và gây xáo trộn thị trường.
Theo báo cáo của Sở Công thương tỉnh Lào Cai, hiện tại chỉ có 5 doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác apatit là Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam, Công ty Cổ phần đầu tư Vạn Thắng, Công ty Cổ phần đầu tư Apatit Tam Đỉnh Lào Cai, Công ty Cổ phần Vật tư nông sản, Công ty Cổ phần Nam Tiến Lào Cai và 2 doanh nghiệp được phép thu gom, tận thu quặng apatit.
Những năm gần đây, tổng sản lượng quặng cung cấp cho sản xuất hàng năm khoảng 2,4 triệu tấn (quặng loại I 800.000 tấn, quặng loại II giàu 400.000 tấn, quặng tuyển 1,2 triệu tấn). Sản lượng khai thác quặng I cục ngày càng giảm nhưng nhu cầu lại tăng lên nhanh chóng, những tháng đầu năm 2018 không đủ cung cấp cho các đơn vị sản xuất trên địa bàn (chủ yếu là sản xuất phốt pho vàng).
Sản lượng quặng tuyển hiện có cũng không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp. Hiện tại các doanh nghiệp sử dụng quặng tuyển trên địa bàn bao gồm: Công ty TNHH MTV Supe lân Apromaco Lào Cai, Công ty Cổ phần Hóa Chất Phúc Lâm, Công ty Cổ phần hóa chất Đức Giang Lào Cai. Các doanh nghiệp sản xuất phân bón supe lân ở địa bàn khác cũng sử dụng quặng tuyển làm nguyên liệu.

khaithac2222
Phân xưởng sản xuất supe lân của Nhà máy Supe lân và NPK Apromaco Lào Cai – đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần Vậ tư nông sản Apromaco
Theo đăng ký kế hoạch 2018 của các Nhà máy sản xuất thì lượng quặng tuyền cần khoảng gần 2 triệu tấn nhưng năng lực cung cấp chỉ đạt khoảng 1,2 – 1,3 triệu tấn. Do được hưởng lợi từ chính sách áp dụng thuế tự vệ của Chính Phủ đối với mặt hàng DAP, MAP, các Nhà máy DAP 2 Lào Cai, Nhà máy MAP Đức Giang Lào Cai tăng cường hoạt động hết công suất làm thiếu hụt nguồn quặng tuyển khu vực Tằng loỏng.
Dự báo trong những năm tới, nhu cầu cả nước về quặng apatit sẽ ở mức khoảng 4 triệu tấn/năm, trong đó quặng I cục cần ít nhất 1 triệu tấn. Tuy nhiên do trữ lượng quặng I không còn nhiều nên sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu trên (sau năm 2030 sẽ hoàn toàn hết quặng I).
Một số doanh nghiệp khai thác chưa tận dụng hết tài nguyên, không đảm bảo về môi trường, sử dụng đất chưa hiệu quả. Một số Nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp mua quặng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, sử dụng dây chuyền công nghệ cũ, chưa tiết kiệm tài nguyên, năng lượng. Các nhà máy sản xuất dùng quặng apatit thải ra môi trường khối lượng rất lớn chất thải rắn, khí gây ô nhiễm môi trường và khó khăn trong việc xử lý chất thải.
Do thiếu quặng, kể cả quặng I và quặng tuyển nên các Nhà máy sản xuất trong Khu công nghiệp Tằng Loỏng đang rất lo lắng vì đang phải hoạt động cầm chừng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, thực hiện các đơn hàng đã ký với khách hàng trong và ngoài nước. Tình trạng tranh mua diễn ra có xu hướng đẩy giá quặng lên cao và chất lượng quặng nguy cơ giảm xuống.

khaithac3
Hồ chứa quặng tuyển rộng lớn của Nhà máy tuyển Tằng loỏng trước kia đầy ắp nay chỉ còn là bãi đất trống
Trước tình hình như vậy, ngay từ đầu năm 2018, UBND tỉnh Lào Cai và các sở ban ngành của tỉnh đã rất tích cực tổ chức nhiều Hội nghị giữa các nhà sản xuất và Nhà máy tiêu thụ quặng apatit trong tỉnh để tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy nhanh tốc độ khai thác quặng nguyên khai, đầu tư nâng công suất tuyển quặng apatit để đáp ứng nhu cầu của các Nhà máy sản xuất.
khaithac4
Lãnh đạo UBND tỉnh Lào cai chủ trì Hội nghị về giải quyết khó khăn, vướng mắc về cung cấp quặng apatit phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh
Gần đây, UBND tỉnh chỉ đạo Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra đột xuất về hoạt động cung cấp, khai thác và tiêu thụ quặng apatit trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Qua đó nhằm xác định rõ nguồn nguyên liệu đầu vào của các đơn vị, xác định rõ địa chỉ, tổ chức cá nhân cung cấp, bán quặng apatit, nguồn gốc quặng, xác định tổ chức, cá nhân khai thác quặng apatit trái phép để xử lý. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm thì báo cáo UBND tỉnh xem xét, chuyển cơ quan điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân khai thác trái phép và tổ chức, cá nhân tiêu thụ quặng không có nguồn gốc hợp pháp, xử lý số quặng khai thác thu mua trái phép sung công quỹ Nhà nước.
Tin tưởng rằng, với sự quyết liệt chỉ đạo của UBND tỉnh Lào Cai, việc quản lý khai thác và sử dụng quặng apatit trên địa bàn được củng cố, giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón, hóa chất và góp phần bình ổn thị trường apatit.
Quỳnh Hương.

Tin liên quan