x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

TIỀM NĂNG KHAI THÁC LOGISTICS TẠI LÀO CAI

Lào Cai là điểm kết nối các tỉnh miền núi phía Bắc. Ngoài tiềm năng khai thác du lịch Lào Cai còn nằm một vị trí địa lý cửa ngõ quan trọng trọng việc phát triển thương mại khu vực Tây Bắc mở ra nhiều cơ hội đầu tư, phát triển logistics trong khu vực.

Với vị trí nằm trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Lào Cai trở thành cầu nối quan trọng giúp việc chung chuyển giữa Việt Nam với các tỉnh thành phía Nam Trung Quốc như Vân Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Quý Châu, Trùng Khánh. Đây là yếu tố quan trọng đưa Lào Cai phát triển thành trung tâm logistics của Việt Nam với nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư phát triển tiềm năng. Trong 10 năm trở lại đây, Lào Cai đang là một khu vực được Chính phủ chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy phát triển tiềm năng logistics thương mại, dịch vụ.

Ngày 08/11/2012, Lễ khánh thành mở cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành với diện tích 152 ha đối diện với khu thương mại Bắc Sơn của Trung Quốc nhằm khai thác lợi thế giao thông để phát triển xuất nhập khẩu. Ngày 21/09/2014 tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã hoàn thành đưa vào sử dụng xem như một phần động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bao gồm cả dịch vụ logistics không chỉ cho Lào Cai mà cho cả khu vực Tây Bắc.

Một số dự án tiêu biểu: Triển khai dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội; Nghiên cứu Dự án đoạn đường sắt tiêu chuẩn nối Ga Lào Cai với Ga Sơn Yêu (Hà Khẩu, Trung Quốc); Nghiên cứu đề xuất quy hoạch tuyến đường sắt tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Dự án cải tạo, chỉnh trị sông Hồng trong khuôn khổ Hiệp định GMS; Triển khai các dự án trung tâm logistics hiện đại trong Khu Kim Thành – Bản Vược.

Nhằm đẩy mạnh phát triển kết nối giao thương xuất nhập khẩu, ngày 18/05/2020 UBND tỉnh Lào Cai ra Quyết định số 1379/QĐ-UBND về dự án mở rộng, điều chỉnh quy hoạch khu cửa khẩu phụ Bản Vược – Bát Xát – Lào Cai với diện tích 343 ha nhằm giải phóng lưu lượng xe trọng tải lớn tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành qua đường cửa khẩu Bản Vược, giảm ách tắc hàng hoá cho Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành. Giai đoạn 1, 2021-2025, đang được gấp rút triển khai, bao gồm xây dựng cầu qua biên giới sông Hồng và nâng cấp tỉnh lộ 156 đoạn Kim Thành – Ngòi Phát với tổng kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương là 600 tỉ đồng. Hợp phần xây dựng cầu phía Việt Nam đã cơ bản hoàn thành thủ tục, đã tiến hành hội đàm với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc thống nhất phương án sớm triển khai đưa vào hoạt động.

Song song với việc triển khai xây dựng cầu biên giới, các dự án triển khai mặt bằng các cơ sở hạ tầng cũng đang được tiến hành khẩn trương với mục tiêu đưa dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ, sôi động. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GRDP đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15% -20%, thu hút được và đưa vào khai thác một số hạ tầng dịch vụ logistics cơ bản, hệ thống kho bãi, trung tâm tiếp vận, kho chuyên dụng đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh tăng sau khi cầu Bản Vược (Việt Nam) – Bá Sai (Trung Quốc) hoàn thành và thực hiện thông quan.

image002

image004

Các hoạt động thương mại logistics xuất nhập khẩu khu vực thương mại, dịch vụ cửa khẩu đường bộ số II Kim Thành – Lào Cai

Chính sách đầu tư nâng cấp hạ tầng của Chính phủ cũng góp phần đưa logistics tại Lào Cai sang bước tiến mới với dự án đầu tư cảng hàng không Sa Pa với 2 giai đoạn 2021 và 2028 góp phần mở rộng việc vận chuyển lưu thông hàng hoá theo tuyến hàng không. Trong khi đó tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai tiếp tục phát triển nút giao thông mới tại Phố Lu – Bảo Thắng – Lào Cai đưa vào khai thác từ 30/04/2022 đã giúp logistics Lào Cai và 13 tỉnh miền núi được hưởng lợi.

Với những tiềm năng lợi thế kể trên, Lào Cai ngày càng được thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, từ đó lượng hàng xuất nhập khẩu tăng mạnh. Năm 2016 sản lượng vận chuyển qua Lào Cai đạt trên 3,3 triệu tấn, vượt mốc 5,6 triệu tấn chỉ sau 3 năm (2019). Số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh bao gồm vận tải hàng hoá đường bộ, kho bãi, bưu chính, chuyển phát… cũng tăng nhanh trên 200 đơn vị như Cảng nội địa ICD Lào Cai của Công ty CP Vinalines Logistics Việt Nam, các Trung tâm Logistics của Công ty CP Logistics Kim Thành, Công ty CP Logistics Việt – Trung, Công ty CP 379… Tổng diện tích kho bãi dịch vụ đạt trên 200.000 m2 (trong đó có khoảng trên 2.000 m2 là kho lạnh phục vụ lưu giữ, bảo quản hàng nông sản tươi sống).

Ngoài sự phát triển về xuất nhập khẩu các hình thức dịch vụ logistics thương mại, dịch vụ thông thường thì hình thức logistics thương mại điện tử với các doanh nghiệp truyền thống như Bưu chính Việt Nam, Viettelpost… đến các doanh nghiệp nhượng quyền như Shoppe, J&T Express, BEST Express… phát triển mạnh mẽ mở rộng thị trường đến mọi địa điểm trên địa tỉnh Lào Cai.

image006

image008

Sự phát triển nhanh chóng của các hãng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Với chủ trương phát triển mạnh mẽ lĩnh vực logistics của Chính phủ, đồng thời với vị trí đặc biệt quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Bắc – Nam trong hợp tác GMS, Lào Cai sẽ tiếp tục hợp tác sâu rộng hơn nữa để đưa Lào Cai – Vân Nam trở thành trung tâm logistics của hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng và Khu mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc.

-VPLC-

Tin liên quan