x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Thiệt tiền tỉ do phân bón dỏm

Trước Tết Nhâm Thìn, nhiều tỉnh ở ĐBSCL đã ra quân kiểm tra phân bón đang bán trên thị trường. Kết quả phát hiện hàng loạt loại phân bón kém chất lượng hoặc phân bón giả.

Cán bộ QLTT tỉnh Tiền Giang bắt giữ hàng tấn phân bón giả nhãn hiệu Lio Thái – Ảnh: Thanh Tú

Tại một số nơi nhiều nông dân đã thiệt hại nặng do mua phải phân bón dỏm về bón cho cây.

Công bố 30%, thực tế là… 0%

“Để chặn từ gốc việc sản xuất phân bón kém chất lượng, Nhà nước sẽ điều chỉnh cơ chế pháp lý và đưa ra các điều kiện kinh doanh bắt buộc doanh nghiệp sản xuất phân bón phải thực hiện”

Ông PHẠM VĂN DƯ
(cục phó Cục Trồng trọt)

Tháng 1-2012, 39 hộ trồng hoa tết ở xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho (Tiền Giang) đứng ngồi không yên vì sau khi bón loại phân mới hiệu Lân Đỏ, cây hoa bị cháy lá te tua. Theo ông Đinh Ngọc Tùng – trưởng Phòng kinh tế TP Mỹ Tho, nhiều nông dân biết loại phân bón này khi đến dự hội thảo ở một quán cà phê và mua của Công ty VD (TP.HCM) về phun. Ước khoảng 52.000 giỏ hoa của nông dân bị thiệt hại, tương đương 1 tỉ đồng. Trước khi tiến hành khảo nghiệm đánh giá chất lượng, công ty này đã “hỗ trợ” nông dân bị thiệt hại 307 triệu đồng.

Theo ông Đỗ Văn Phước – chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Tiền Giang, trong năm 2011 cơ quan này đã phát hiện tám mẫu phân bón kém chất lượng. Nhiều loại phân như phân hữu cơ công bố hàm lượng thành phần hữu cơ là 20%, nhưng kết quả kiểm nghiệm cho thấy chỉ tiêu này đạt chưa tới 15%. Thậm chí có trường hợp hàm lượng K2O công bố là 1%, nhưng kiểm tra chỉ có… 0,1%!

Riêng thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang cũng đã phát hiện tới chín mẫu phân bón kém chất lượng. Điều đáng nói là có mẫu chỉ đạt 47,8% thành phần hữu cơ so với công bố. Phân bón lá được một doanh nghiệp công bố thành phần P2O5 là 30%, nhưng thực tế là… 0%!

Trong năm 2011, Chi cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã xử phạt tám đơn vị. Các nhà sản xuất bị phạt do sản xuất phân bón kém chất lượng gồm: Công ty CP SuMo, Công ty TNHH Sitto Việt Nam, Công ty CP Phân bón và hóa chất Cần Thơ, Công ty TNHH phân bón hóa chất Việt Nông, Công ty TNHH Nông Duyên.

Nghiêm trọng hơn là một số doanh nghiệp đã sản xuất phân bón nhái nhãn hiệu để đánh lừa người tiêu dùng. Đầu năm 2012, Chi cục QLTT Tiền Giang phát hiện hàng tấn phân bón nhãn hiệu Lio Thái (bằng cách in nhãn Lio Nhật, Lio Indo…) của Công ty TNHH phân bón Greenfield đã được bảo hộ.

Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long cũng mới phát hiện hàng tấn phân bón kém chất lượng từ phản ảnh của nông dân.

Phải mạnh tay hơn nữa

Ông Lê Minh Đức, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An, cho biết đi tiếp xúc cử tri ở đâu cũng nghe dân phàn nàn chuyện phân bón kém chất lượng. Tốn tiền mua phân bón mà lúa và cây trồng cứ trơ trơ. “Người dân nói đại lý bán phân thật mà đắt một chút vẫn còn có đạo đức hơn là doanh nghiệp cố tình sản xuất phân bón kém chất lượng. Vì vậy, theo tôi, phải có chế tài thật mạnh mới mong hết trò làm ăn gian dối” – ông Đức nói.

Theo ông Đức, các cơ quan chức năng rất khó kiểm tra hết phân bón đang bày bán trên thị trường vì có quá nhiều nhà sản xuất, quá nhiều nhãn hiệu. Một trong những điểm yếu của công tác quản lý, xử lý hiện nay là khi kiểm tra phát hiện phân bón kém chất lượng thì họ đã bán gần hết. Trong khi đó mức phạt hiện rất thấp, không đủ sức răn đe đối với những doanh nghiệp làm ăn gian dối. Ông La Văn Bé, chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Bến Tre, cho rằng Bộ NN&PTNT nên quy định sản xuất phân bón là phải có điều kiện, không nên cấp phép sản xuất phân bón tràn lan như hiện nay. “Một số đơn vị sản xuất phân bón nhỏ lẻ chỉ sử dụng cuốc xẻng trong khâu pha trộn khiến chất lượng phân bón không đảm bảo” – ông Bé nói.

Ông Phạm Văn Dư, cục phó Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), nhận định phân bón kém chất lượng chủ yếu tồn tại ở những đơn vị sản xuất nhỏ lẻ và đưa về một số vùng sâu vùng xa ở ĐBSCL để tiêu thụ nên gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn. Tới đây cục sẽ tổ chức hội nghị về thanh tra phân bón khu vực các tỉnh phía Nam để chấn chỉnh tình trạng phân bón kém chất lượng.

Không dám công bố tên đơn vị vi phạm?

Phóng viên Tuổi Trẻ đã làm việc với chi cục QLTT và sở NN&PTNT nhiều tỉnh khu vực ĐBSCL để nắm thông tin về các doanh nghiệp sản xuất phân bón kém chất lượng. Tuy nhiên phần lớn những nơi này đều từ chối cung cấp tên doanh nghiệp và sản phẩm kém chất lượng của doanh nghiệp. Các nơi này đều đưa ra giải thích gần giống nhau như: “Những doanh nghiệp vi phạm đã chấp hành nộp phạt và thu hồi nên không thể cung cấp tên”. Trong khi đó nhiều người dân cho rằng cần phải công khai danh tánh các công ty sản xuất phân bón dỏm để họ tránh khi mua trên thị trường.

Theo ước tính của cơ quan chức năng, trên cả nước có hơn 400 cơ sở sản xuất với hơn 4.000 sản phẩm phân bón khác nhau. Tuy nhiên, doanh nghiệp thương hiệu có uy tín với vốn đầu tư lớn, sản phẩm chất lượng chiếm tỉ lệ không nhiều, hầu hết các trường hợp phân bón kém chất lượng.

NGỌC HẬU

Theo Tuoitre.vn

Tin liên quan