x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Bất cập thị trường phân bón, thức ăn chăn nuôi

Giá thức ăn chăn nuôi, phân bón diễn biến khó lường khiến cho hàng nhập lậu hoành hành. Trong khi đó, phía cơ quan quản lý thừa nhận, việc kiểm tra, kiểm soát thị trường này chủ yếu tập trung vào chất lượng sản phẩm, còn chủng loại gần như bị thả nổi.

Diễn biến trái chiều

Tăng rồi giảm, rồi lại tăng… diễn biến thị trường phân bón năm nay đang làm đau đầu người kinh doanh lẫn bà con nông dân. Hiện giá phân urê được các cửa hàng vật tư nông nghiệp bán ra ở mức: urê Trung Quốc giá 475.000 đồng/bao, đạm Cà Mau giá 480.000 đồng/bao, đạm Phú Mỹ giá 485.000 – 490.000 đồng/bao. Các đại lý cho biết thêm, hiện phân bón urê Trung Quốc qua đường tiểu ngạch ở biên giới phía Bắc đang tràn ngập thị trường ĐBSCL. Dù vận chuyển urê Trung Quốc từ phía Bắc vào khu vực ĐBSCL rất xa và chi phí khá cao nhưng urê Trung Quốc vẫn có giá “mềm” hơn urê sản xuất trong nước. Và đặc biệt trong khi giá phân urê lên xuống bất thường thì giá các loại phân bón chuyên dùng như phân NPK16-16-8 (Việt Nhật), NPK 16-8-12, phân DAP Philippines… lại tăng nhẹ từ 5.000 – 10.000 đồng/bao so với vụ hè thu.

Các chủ cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp nhìn nhận: hoàn toàn bất ngờ, khác hẳn với diễn biến ở các năm trước.

Theo thông tin từ Hiệp hội phân bón Việt Nam, thời gian qua phân bón từ phía Bắc đưa vào thị trường phía Nam tiêu thụ với số lượng lớn. Nguồn hàng này chủ yếu nhập lậu, có chất lượng không ổn định với giá thấp hơn nhập chính thức từ 1-2 triệu đồng/tấn, khi đưa vào thị trường nội địa, họ bán thấp hơn thị trường khoảng 300 đồng/kg nên tiêu thụ khá chạy.

Nguồn phân bón lậu này cạnh tranh quyết liệt với doanh nghiệp phân bón trong nước ngày càng gay gắt đẩy giá phân bón trong nước xuống thấp (giảm khoảng 15%) làm cho doanh nghiệp phân bón trong nước lao đao. Do cạnh tranh không lại hàng lậu, nên doanh nghiệp không dám nhập khẩu phân bón để cung cấp cho thị trường cuối năm cũng như đầu năm sau. Nếu có sự cố, nguồn hàng lậu này bị đứt thì thị trường phân bón sẽ thiếu hụt, dẫn đến việc giá cả sẽ tăng cao.

Cũng tác động tới việc sản xuất của bà con nông dân, giá thức ăn chăn nuôi vừa bước vào đợt tăng giá mới trong tháng 9. Theo đó, giá thức ăn đậm đặc tăng thêm khoảng 400 đồng/kg và thức ăn hỗn hợp tăng khoảng 200 đồng/kg. Như vậy, tính từ đầu tháng 8 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng hai lần với mức tăng tổng cộng 800 đồng/kg với thức ăn đậm đặc và trên 300 đồng/kg với thức ăn hỗn hợp. Theo các công ty sản xuất, giá các loại nguyên liệu như khô dầu đậu nành, dầu mỡ cá… đã tăng mạnh, đẩy giá thức ăn chăn nuôi tăng theo.

Đua nhập lậu, làm hàng kém chất lượng!

Đại diện nhiều sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, việc kiểm tra, kiểm soát thị trường thức ăn chăn nuôi, cũng như phân bón gặp rất nhiều khó khăn do đến thời điểm này Bộ NN&PTNT chưa ban hành danh mục được phép lưu hành tại thị trường Việt Nam. Việc thanh tra, kiểm tra thị trường này chủ yếu tập trung vào chất lượng sản phẩm, còn chủng loại gần như bị thả nổi. Sự việc điển hình là vào đầu tháng 8 vừa qua, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã tịch thu toàn bộ 7,2 tấn phân bón nhập lậu không hóa đơn chứng từ. Thực tế này gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất trong nước nhất là trong bối cảnh hàng nhập lậu tràn lan.

Theo đánh giá, do có quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón nên xảy ra cảnh “bát nháo thị trường”. Buôn lậu tăng đã làm thất thu 5% thuế nhập khẩu, mất 5% thuế VAT, đồng thời các đối tượng buôn lậu còn tránh được hàng trăm tỷ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT từng cho biết: Ngoài vấn nạn phân bón giả, kém chất lượng sản xuất trong nước, còn một lượng hàng không nhỏ từ nhập lậu. Phân bón nhập lậu giá rẻ đẩy giá phân bón trong nước giảm xuống liên tục, khiến các doanh nghiệp bị thiệt hại, Nhà nước thất thu thuế, nông dân mua phân bón giá thấp nhưng sử dụng không hiệu quả trong sản xuất. Các cơ quan chức năng đã siết chặt kiểm tra, giám sát cũng như kiên quyết xử phạt nhưng vẫn chưa đủ mạnh để dẹp, hạn chế hoạt động kinh doanh bất hợp pháp này. Do đó, để quản lý chất lượng phân bón cần đẩy mạnh hoạt động trên mọi lĩnh vực như luật pháp, năng lực của người dân, doanh nghiệp và Hiệp hội phân bón cùng các cơ quan nghiên cứu khoa học…

Thị trường thức ăn chăn nuôi do giá liên tục tăng cao nên hàng giả kém chất lượng đã xuất hiện ăn theo. Đã có doanh nghiệp có tên tuổi vì “lợi nhuận” làm hàng kém chất lượng. Trong đó nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng được đưa vào như bột lông vũ, bột đất sét, cao lanh, vỏ trấu, lõi ngô… Qua kiểm tra 44 mẫu thức ăn đã có 21/44 mẫu không đạt, đặc biệt có 15 mẫu thức ăn giả, 6 mẫu không đạt chất lượng như công bố.

Nhưng lời giải nào gỡ bài toán khó nhập lậu, hàng kém chất lượng? Thiết nghĩ, điều quan trọng nhất là công tác bình ổn thị trường, không để giá biến động liên tục, tạo điều kiện để bà con nông dân và doanh nghiệp sản xuất yên tâm phát triển.

 

Tin liên quan