x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Liên doanh để đột phá (Công ty CP Vật tư nông sản – Công ty CP Lương thực Phú Vĩnh)

Cuối tuần qua, một tin vui cho bà con nông dân, tại xã Vĩnh Chánh, huyện Thoại Sơn (An Giang) đã khánh thành và đưa vào sử dụng kho bảo quản và chế biến lúa gạo Phú Vĩnh (cơ sở 2) với công suất 40 ngàn tấn/năm. Đây là kết quả của sự đột phá liên doanh trong khâu sản xuất và tiêu thụ lúa gạo giữa Cty CP Lương thực Phú Vĩnh (An Giang) với Cty CP Vật tư nông sản (Apromaco) tại Hà Nội.

Huyện Thoại Sơn nói riêng và tỉnh An Giang nói chung là vùng trọng điểm lúa gạo ở ĐBSCL. Tại vùng này có đến 90% nông dân sản xuất lúa hàng hóa lớn nhưng lâu nay vẫn lúng túng ở khâu đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Để giải quyết vấn đề này cho nông dân, nếu một DN làm có thể sẽ gặp khó khăn ở hai mặt vốn và chuyên môn. Chính vì vậy, việc liên doanh giữa DN với DN đang là giải pháp tối ưu hiện nay. Điển hình bước đầu thành công trong mô hình này là liên doanh giữa Cty Lương thực Phú Vĩnh (An Giang) và Cty CP Vật tư nông sản (Apromaco) tại Hà Nội.

ct
Khánh thành và đưa vào sử dụng kho bảo quản và chế biến lúa gạo Phú Vĩnh (cơ sở 2)

Ông Phạm Vĩnh Thạo, Chủ tịch HĐQT Cty CP Lương thực Phú Vĩnh cho biết: Cái chúng tôi cần là đã liên doanh được với Cty Apromaco để cung cấp một lượng phân bón phù hợp cho nông dân ĐBSCL như kali, DAP, NPK, urê với giá thấp nhất. Còn chúng tôi đã làm được hệ thống kho, nhà máy sấy, xay xát, lau bóng lúa gạo. Chúng tôi bắt tay liên doanh với nhau để giải quyết vấn đề đầu vào và đầu ra của hạt lúa cho nông dân. Cụ thể, Apromaco đầu tư phân bón cho bà con nông dân sau đó thu lại bằng lúa. Lúa được thu mua theo giá thị trường có lợi nhất cho nông dân đem về kho để chế biến xuất khẩu.

Đầu năm 2012 Cty CP Lương thực Phú Vĩnh đã đưa vào hoạt động cơ sở 1 kho chế biến và bảo quản lúa gạo tại thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn với công suất 15 ngàn tấn/năm. Nhà máy này tập trung đánh bóng gạo theo các tiêu chuẩn của bạn hàng như: ẩm độ, tạp chất, kích cỡ hạt gạo. Ông Thạo cho biết, qua 6 tháng hoạt động Cty đã chế biến được khoảng 20 ngàn tấn gạo xuất khẩu và chưa hề có ai chê bai về chất lượng. Cty còn mời cả phía đối tác bạn hàng đến tận đồng ruộng tham quan để đánh giá đúng chất lượng hạt gạo Việt Nam. Còn cơ sở 2 chủ yếu thu mua lúa ướt về sấy khô sau đó đưa vào silô chứa, rồi xay ra gạo lức để lau bóng.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Apromaco, cho biết: Cty chúng tôi ký hợp tác kinh doanh với Cty CP Lương thực Phú Vĩnh với nội dung cùng hợp tác thu mua, chế biến và tiêu thụ lúa gạo bao gồm trong nước và xuất khẩu. Cho đến nay, mặc dù thị trường kinh doanh lương thực đang gặp phải khó khăn song Cty CP Lương thực Phú Vĩnh đã xuất khẩu và ủy thác xuất khẩu trên 20.000 tấn gạo ra thị trường nước ngoài và kế hoạch năm nay sẽ xuất khẩu từ 70.000 – 100.000 tấn. Cty chúng tôi cũng đã hỗ trợ tạo điều kiện cho Phú Vĩnh mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội để từng bước thâm nhập thị trường lúa gạo miền Bắc, miền Trung và thị trường Trung Quốc. Hiện tại chúng tôi cũng đang xem xét đầu tư thêm vốn và trở thành cổ đông lớn của Cty CP Lương thực Phú Vĩnh.

Mô hình liên doanh này chắc chắn trong tương lai không xa sẽ tạo ra những đột phá mới trong việc sản xuất và tiêu thụ lúa hàng hóa cho bà con nông dân vùng ĐBSCL.

Ngoài ra, Cty đang chuẩn bị để cung ứng các loại phân bón, VTNN với chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và giá cả hợp lý nhất cho bà con nông dân khu vực Thoại Sơn nói riêng và tỉnh An Giang nói chung. Khi việc cung ứng vật tư nông nghiệp (đảm bảo đầu vào cho sản xuất) và thu mua lúa gạo (đảm bảo đầu ra) được thực hiện tốt đẹp, hai Cty sẽ dần từng bước nghiên cứu triển khai mô hình liên kết 4 nhà để thử nghiệm cánh đồng mẫu lớn với các giống lúa đặc sản, chất lượng và áp dụng biện pháp thực hành nông nghiệp tốt để nâng cao giá trị sản lượng trên diện tích đất nông nghiệp. Mục đích sẽ tiến tới đầu tư khép kín từ đầu vào đến đầu ra của hạt gạo cho bà con nông dân.

Ông Nguyễn Ngọc Thơ, PCT UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) cho biết: Chủ trương của huyện là kêu gọi các DN đến đây để đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Mục đích kêu gọi DN là để tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Bên cạnh đó, là tiêu thụ được lúa gạo hàng hóa cho nông dân, nhất là khi thực hiện cánh đồng mẫu lớn. Hiện nay, trên địa bàn huyện Thoại Sơn, ngoài Phú Vĩnh còn có nhiều DN tham gia như Cty CP BVTV An Giang, Cty Xuất nhập khẩu An Giang…

Ngọc Thắng – Báo Nông Nghiệp ngày 03 /07/2012

Tin liên quan