x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Quặng tặc “ăn cướp” tài nguyên tại Lào Cai

Chúng trắng trợn san lấp hồ, phá rừng đặc dụng và rừng tái sinh… để lấy quặng trong thời gian dài. Chỉ khi chính quyền huyện, tỉnh và các ngành chức năng vào cuộc, nạn “quặng tặc” ở địa phương trên mới tạm dừng.

Từ đầu năm đến nay, tình trạng khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai có chiều hướng gia tăng tại địa bàn các huyện Bát Xát, Bảo Thắng. Lợi dụng sự buông lỏng quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản ở cấp cơ sở, các đối tượng đã khai thác trái phép hàng trăm tấn quặng Apatit để bán.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Đặng Xuân Phong đã thẳng thắn nhận định, đây không còn là hành vi ăn cắp, ăn trộm, mà những hành động trắng trợn của các đối tượng khai thác trái phép quặng trong thời gian qua trên địa bàn có thể coi là những hành động “ăn cướp” tài nguyên khoáng sản của địa phương.
Đến khai trường khai thác quặng trái phép tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, chúng tôi không khỏi xót xa khi chứng kiến môi trường ở những khu vực này bị tàn phá nghiêm trọng. Toàn bộ hồ nước đẹp, thơ mộng của địa phương này đã bị các đối tượng khai thác trái phép đào bới, san lấp, biến thành một khai trường ngổn ngang để lấy quặng đem bán. Các khu rừng đặc dụng và rừng tái sinh của địa phương này cũng bị chặt phá và đốt để lấy mặt bằng cho máy móc và xe cơ giới vào khai thác quặng lậu.
Điều đáng ngạc nhiên là tình trạng này xảy ra một thời gian khá dài nhưng chính quyền xã chỉ xử lý hành chính mà không có giải pháp nào dừng hẳn được việc khai thác quặng trái phép. Chỉ khi chính quyền huyện, tỉnh và các ngành chức năng vào cuộc, hoạt động khai thác trái phép quặng ở địa phương trên mới tạm dừng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lý Khánh Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Qua cho biết, năm 2011, có một doanh nghiệp là công ty Tuy nel Phú Hưng đã mua lại đất của các hộ dân tại thôn Hải Khê trên địa bàn và xin phép chính quyền cho cải tạo để chăn nuôi thủy sản, vì lý do lòng hồ bùn sâu, chăn nuôi không hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình cải tạo hồ, doanh nghiệp này đã đào bới, san tạo ngoài phạm vi mặt bằng được phép.
Sau khi phát hiện việc làm trên, UBND xã đã kiểm tra, lập biên bản xử phạt và báo cáo cấp ủy chính quyền các cấp theo quy định. Qua kiểm tra, xác minh, các ngành chức năng đã kết luận là có dấu hiệu khai thác khoáng sản.
UBND xã đã báo cáo UBND huyện và xử lý vi phạm hành chính đối với lĩnh vực thay đổi hiện trạng đất nông nghiệp; yêu cầu doanh nghiệp trên phải hoàn nguyên môi trường nhưng cho đến nay việc này vẫn chỉ nằm trên… giấy tờ. Tuy nhiên, sau khi có sự vào cuộc của huyện và các ban, ngành của tỉnh Lào Cai thì từ giữa tháng 4/2016 đến nay, hoạt động khai thác trái phép khoáng sản ở đây đã dừng.
Vào đầu tháng 5/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai đã xuống cắm mốc khoáng sản để quản lý ở một số địa điểm thuộc thôn Hải Khê, xã Bản Qua. Mặc dù hoạt động khai thác trái phép khoáng sản tại đây đã dừng, nhưng các đối tượng khai thác trái phép vẫn để lại những cái két lớn chứa nhiên liệu được chôn xuống đất để phục vụ cho hoạt động khai thác trái phép quặng.
Mặt khác, theo đánh giá của của ngành chức năng tỉnh Lào Cai, trữ lượng quặng Apatit tại khu vực trên là khá lớn và chất lượng quặng khá cao. Số lượng quặng đã bị khai thác trái phép mới chỉ là một phần nhỏ trong tổng trữ lượng quặng Apatit có tại khu vực này.
Còn tại huyện Bảo Thắng, một địa phương khác của tỉnh Lào Cai, thời gian gần đây cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy có các hoạt động khai thác trái phép tài nguyên, khoáng sản. Lợi dụng sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã “núp bóng” dưới hình thức tận thu quặng khi thuê đất làm trang trại để tổ chức khai thác quặng một cách trái phép.
Thậm chí, có những doanh nghiệp tư nhân đã không cần xin phép bất cứ một cấp có thẩm quyền nào mở những con đường lớn vào sâu trong núi để làm “trang trại kinh tế”. Hàng loạt các văn bản vi phạm hành chính được chính các xã ở địa phương này lập để yêu cầu các doanh nghiệp, tư nhân đang xây dựng, đào bới trái phép dừng hoạt động, hoàn nguyên môi trường nhưng việc làm trên cũng chỉ như “bắt ếch bỏ đĩa”. Nhiều khu vực khi báo chí phát hiện, phản ánh có dấu hiệu khai thác quặng trái phép, chính quyền địa phương mới thành lập đoàn liên ngành đi kiểm tra, xử lý.
Một vấn đề nữa cũng góp phần quan trọng để “quặng tặc” có thể hoành hành như hiện nay tại Lào Cai là đầu ra cho những xe quặng lậu hàng đêm vẫn được vận chuyển trái phép. Tìm hiểu về những địa điểm khai thác trái phép quặng ở Lào Cai không khó, nhưng tìm được đơn vị nào, doanh nghiệp nào tiêu thụ những tài nguyên khoáng sản được khai thác trái phép kia thì không phải là dễ.
Câu hỏi ai tiêu thụ quặng được khai thác trái phép và có hay không việc “bảo kê” cho hoạt động khai thác quặng trái phép có lẽ chỉ các ngành chức năng và chính quyền tỉnh Lào Cai mới có thể có câu trả lời thỏa đáng.
Hồng Ninh
Tin liên quan