x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

APROMACO THAM DỰ HỘI NGHỊ TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC PHÂN BÓN TẠI TỈNH PHÚ THỌ

Sản xuất trồng trọt giữ vai trò quan trọng trong nông nghiệp, thu hút sự tham gia của gần 70%  nguồn lực lao động xã hội. Sau hơn 30 năm đổi mới, sản xuất trồng trọt đã có những bước phát triển quan trọng, góp phần đưa nước ta từ nước phải nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu lương thực nói riêng cũng như nông sản nói chung, hàng nông sản Việt Nam đã có vị thế cao trên thị trường nông sản thế giới. Sản xuất trồng trọt hiện đóng góp trên 50% GDP và trên 50% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp, sản xuất trồng trọt không chỉ góp phần xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực mà còn tạo sự ổn định chính trị xã hội.

image001

Phát biểu của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ.

Ngày 19/10/2018, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14. Luật Trồng trọt có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020, thay thế Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11.

Chương III của Luật Trồng trọt luật hóa các quy định về quản lý phân bón, nhằm quản lý phân bón chặt chẽ, hiệu quả trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng; đơn giản, minh bạch các thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển ngành phân bón, cụ thể là:

– Công nhận phân bón lưu hành: Phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo quy định tại Điều 37 Luật Trồng trọt, trừ phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại, phân bón được nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt; phân bón được sản xuất để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài. Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có thời hạn là 05 năm và được gia hạn. Mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được đứng tên đăng ký công nhận một tên phân bón cho mỗi công thức thành phần, hàm lượng dinh dưỡng phân bón.

– Khảo nghiệm phân bón: Phân bón phải được khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành, trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt. Khảo nghiệm phân bón thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia do tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.

– Sản xuất và buôn bán phân bón: Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo quy định tại Điều 41 Luật Trồng trọt. Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo quy định tại Điều 42 Luật Trồng trọt.

– Quản lý chất lượng phân bón: Phân bón được quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Phân bón nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng, trừ phân bón nhập khẩu quy định tại các điểm a, d, đ, e và h khoản 2 Điều 44 của Luật Trồng trọt.

– Xuất khẩu, nhập khẩu phân bón: Phân bón được xuất khẩu, nhập khẩu khi đáp ứng các quy định tại Điều 43, Điều 44 Luật Trồng trọt.

– Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực phân bón bao gồm quyền và nghĩa vụ trong sản xuất, buôn bán, khảo nghiệm, sử dụng phân bón; lấy mẫu phân bón được quy định từ Điều 50 đến Điều 54 Luật Trồng trọt.

image005

Ông Đỗ Đức Hùng – Phó Tổng giám đốc Apromaco phát biểu tại Hội nghị

Nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện phần quản lý phân bón của Luật trồng trọt, Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý phân bón số 84/2019/NĐ-CP, ngày 14/11/2019 và Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Thông tư số 09/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/8/2019 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón (QCVN 01-189:2019).

image007

Các đại biểu dự Hội nghị

Có thể nói với các quy định trên đây, kết hợp với các quy định đã ban hành về chất lượng sản phẩm hàng hóa, về tiêu chuẩn, quy chuẩn, về nhãn hàng hóa, về xử phạt vi phạm hành chính. . đã tạo ra khung pháp lý tương đối đầy đủ cho quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón.

Tại Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực phân bón tại tỉnh Phú Thọ do Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ tổ chức ngày 20/2/2010 vừa qua, các đại biểu đã được nghe phát biểu của đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục trồng trọt và BVTV tỉnh Phú Thọ giới thiệu về ngành nông nghiệp nói chung, thực trạng sản xuất và buôn bán phân bón nói riêng trên địa bàn tỉnh và các quy định mới về quản lý hoạt động sản xuất, buôn bán phân bón. Phú Thọ là tỉnh thuộc trung du Bắc Bộ, có diện tích canh tác gần 162.000 ha, trong đó chủ yếu là cây lương thực hàng năm (lúa, ngô, khoai, sắn..) với 110.146 ha, cây rau, đậu các loại: 15.548 ha, cây công nghiệp hàng năm (đỗ tương, lạc, cây dược liệu..) 7.500 ha, cây công nghiệp dài ngày (chè): trên 16.000 ha, cây bưởi trên 4.100 ha. Ngoài ra, tỉnh còn có trên 10.200 ha diện tích rừng trồng tập trung. Ước tính nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ: 600.000 – 700.000 tấn/năm, phân vô cơ: 140.000 – 180.000 tấn/năm.

image003

Đại diện Chi cục Trồng trọt và BVTV Phú Thọ giới thiệu các quy định mới về quản lý phân bón 

Phát biểu tại Hội nghị, ông Đỗ Đức Hùng Phó TGĐ Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản (Apromaco) – một trong những doanh nghiệp lớn nhất chuyên về sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu phân bón – khẳng định Công ty luôn thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý phân bón: từ Nghị định 202, Nghị định 108 đến Nghị định 84… và luôn quan tâm đến việc đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm.

Công ty đã đầu tư bài bản từ khai thác mỏ apatit đạt tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất, xây dựng Nhà máy với công nghệ và thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ tay nghề cao và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO trong quá trình quản lý, vận hành Nhà máy sản xuất phân bón supe lân và NPK tại Lào Cai. Sản phẩm của Công ty cung ứng ra thị trường gồm các sản phẩm kinh doanh, nhập khẩu với thương hiệu Nông sản như: Kali Nông sản, SA Nông sản, DAP Nông sản, Ure Nông sản… và các sản phẩm trực tiếp sản xuất mang thương hiệu Lào Cai: Supe lân Lào Cai và NPK Lào Cai các loại đều có chất lượng tốt, ổn định được bà con nông dân tín nhiệm.

Đối với thị trường Phú Thọ, Công ty đã xây dựng được mạng lưới đại lý rộng khắp để cung ứng nhanh chóng, kịp thời các sản phẩm phân bón chất lượng tốt cho bà con nông dân với giá cả hợp lý nhất. Trong những năm qua, các sản phẩm phân bón cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất do Công ty cung ứng ngày càng tăng về số lượng và được sự tín nhiệm ngày càng cao của bà con nông dân trong tỉnh vì hiệu quả sử dụng rất tốt. Công ty cũng đang xem xét, nghiên cứu các hình thức hợp tác với các cơ quan hữu quan để từng bước xây dựng mô hình hỗ trợ cho nông dân tốt hơn nữa.

Việc ban hành Nghị định mới quy định rõ, chặt chẽ về các điều kiện, tiêu chuẩn cho các Nhà máy sản xuất phân bón như: phải có hệ thống quản lý chất lượng tương đương ISO, phải có hoặc có hợp đồng với Phòng thử nghiệm đạt chuẩn Vilas… và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón: quy định thống nhất tên gọi, chỉ tiêu hàm lượng tối thiểu kể cả đa lượng, trung lượng và vi lượng….. đã loại bỏ dần các Nhà sản xuất quy mô nhỏ, manh mún, công nghệ, thiết bị lạc hậu và góp phần ổn định thị trường phân bón, hạn chế nạn phân bón giả, kém chất lượng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Những quy định này cũng đã tiếp thêm sức mạnh, giúp cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính như Apromaco khẳng định được vị trí, hình ảnh của mình trên thị trường./.

 image009

Đoàn Apromaco chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Thọ.

-Quỳnh Hương-

Tin liên quan