x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

APROMACO THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI DO USAID TÀI TRỢ

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở nhất trên Thế giới, thủ tục xuất nhập khẩu rườm rà vẫn là một rào cản đáng kể đối với thương mại. Ví dụ, thủ tục kiểm tra chuyên ngành nhằm đảm bảo hàng hóa xuất nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết tốn rất nhiều thời gian. Điều này là do hoạt động kiểm tra chuyên ngành ở Việt Nam có sự tham gia của nhiều bộ ngành. Thời gian thông quan kéo dài tại cửa khẩu gây tốn kém thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Dự án Tạo thuận lợi Thương mại (TFP) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng một môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp, thương nhân và nhà đầu tư. Những nỗ lực này bao gồm việc đơn giản hóa thủ tục hải quan và giảm ùn tắc tại các cửa khẩu của Việt Nam. Điều này ngày càng trở nên quan trọng khi thương mại phục hồi hậu đại dịch COVID-19 và sẽ thúc đẩy việc thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại (TFA) của Tổ chức Thương mại Thế giới mà cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều là thành viên.

Các hoạt động của Dự án TFP nhằm hỗ trợ Tổng cục Hải quan và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc áp dụng và tiếp cận phương pháp quản lý hiện đại dựa trên ứng dụng thẩm quyền trong việc áp dụng và tiếp cận phương pháp quản lý hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý rủi ro nhằm tạo thuận lợi cho thương mại hàng hoá qua biên giới, thực hiện các cam kết Quốc tế của Việt Nam.

Thực hiện Kế hoạch làm việc đã thống nhất giữa Dự án TFP và Tổng cục Hải quan Việt Nam, Dự án TFP hỗ trợ thực hiện hoạt động đánh giá việc thực thi Điều 8.1 của Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại WTO mà Việt Nam đã ký kết tham gia. Mục tiêu của hoạt động này đánh giá chi tiết mức độ và hiệu quả của hoạt động hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan chức năng có thẩm quyền ở biên giới, chỉ ra những khoảng trống, thách thức, bất cập… từ đó đưa ra các giải pháp khuyến nghị nhằm tạo thuận lợi thực chất cho thương mại theo yêu cầu tại Điều 8.1 của hiệp định WTO TFA.

Ngày 22/11/2022 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lào Cai tổ chức chương trình trao đổi về các hình thức hoạt động, kết quả đạt được trong công tác phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện xuất nhập khẩu hàng hoá, xác định các tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động phối hợp, hợp tác trong dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ.

image001

 Thừa uỷ quyền Tổng giám đốc Công ty, ông Phạm Hữu Tố –  Trưởng Văn phòng đại diện tại Lào Cai – tham dự Chương trình

Đến tham dự chương trình có ông Ngô Minh Hải – Chuyên gia Hải quan và Thương mại, bà Nguyễn Thị Bích Hà – Chuyên gia cán bộ điều phối Dự án TFP – cùng Lãnh đạo các cơ quan Hải quan, Biên phòng, Ban Quản lý cửa khẩu, Kiểm dịch và kiểm tra chất lượng hàng hoá tỉnh Lào Cai. Cục Hải quan tỉnh Lào Cai lựa chọn Công ty cổ phần Vật tư Nông sản (APROMACO) và đại diện 02 doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiêu biểu cùng tham dự.

Tại buổi làm việc, đại diện các đơn vị tham dự đã thảo luận chi tiết các vấn đề cơ chế phối hợp đồng bộ chuyên ngành như Hải quan – Công an – Biên phòng – Ban quản lý cửa khẩu, Kiểm dịch, kiểm định – Ngân hàng – Doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Qua đó chỉ ra những vướng mắc bất cập, sự phối hợp chồng chéo trong quá trình xử lý chứng từ.

image003

Ông Ngô Minh Hải – Chuyên gia Hải quan và Thương mại của dự án TFP nêu phương án đề xuất phối hợp liên thông một cửa trong quá trình xử lý thủ tục Hải quan

Trong quá trình thảo luận phương án tạo thuận lợi thương mại, các cơ quan tham dự thống nhất nhận thấy: mặc dù cơ chế chính sách xuất nhập khẩu tại Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể trong cải cách hành chính, nhưng sự phối hợp đồng bộ giwac các đơn vị có liên quan vẫn còn nhiều bất cập và chưa tìm được tiếng nói chung. Trong khi đó công tác xuất nhập khẩu tạo hành lang thương mại thuận lợi không phải chỉ từ một phía Việt Nam mà còn phụ thuộc vào chính sách của đối tác thương mại Quốc tế, nhất là khâu xử lý thủ tục C/O form E, D. Vấn đề này không thể  giải quyết riêng lẻ và trong một thời gian ngắn do còn phụ thuộc chính sách quản lý của mỗi nước khi tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu.

Tại buổi trao đổi, thảo luận đại diện các cơ quan quản lý và doanh nghiệp cũng đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mỗi bên và phát huy được hiệu quả của dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ tại Việt Nam.

- VPLC -

Tin liên quan