Giá phân bón đã giảm đến mức thấp nhất trong gần một năm trở lại đây. Trong khi đó, lượng hàng tồn kho xấp xỉ hai triệu tấn phân bón đã khiến nhiều doanh nghiệp thua lỗ nặng.
Sốt giá kỷ lục, giảm cũng kỷ lục
Ông Nguyễn Hạc Thúy – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết do hàng còn tồn đọng nhiều, giá lại thấp nên hầu như doanh nghiệp nào cũng lỗ. Doanh nghiệp lỗ nhiều nhất cũng gần 1.000 tỷ đồng, còn số doanh nghiệp lỗ vài trăm hay vài chục tỷ đồng thì tương đối nhiều.
Phân bón giảm giá mạnh và ế ẩm là điều trước đó không ai dám nghĩ tới bởi trong một thời gian dài đây là mặt hàng luôn tăng giá cao nhất. Giữa tháng 9-2008, trước tình trạng phân bón sốt giá, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công thương tổ chức hội nghị nhằm bình ổn mặt hàng này. Báo cáo của Hiệp hội Phân bón Việt Nam tại hội nghị chỉ ra rằng trong chín tháng đầu năm, nhiều loại phân bón liên tục tăng giá từ 100% đến 200%, mức tăng cao nhất trong vòng 35 năm qua.
Lúc đó, hầu hết các công ty có thị phần lớn đều điều chỉnh tăng giá nhiều lần, thậm chí có công ty được ưu đãi giá nguyên liệu sản xuất cũng tăng giá.
Nguyên nhân khiến hàng tồn đọng nhiều và giá xuống thấp là do ảnh hưởng chung của khủng hoảng tài chính thế giới. Còn ở trong nước, nông dân không bán được lúa nên không có tiền mua phân bón. Chưa hết, tâm lý của nông dân là mỗi khi giá cả xuống thấp thì họ thường đợi giá tiếp tục giảm rồi mới mua. Tuy vậy, còn có một nguyên nhân rất quan trọng khiến nhiều doanh nghiệp phân bón ở trong thế bi đát là chưa lường hết sự biến động của thị trường!
Khi phân bón sốt giá, nhiều doanh nghiệp đã vội vàng nhận định rằng phân bón tiếp tục có một mặt bằng giá mới, vì vụ đông xuân của nước ta trùng với vụ mùa của một số nước sử dụng lượng phân bón nhiều như Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Âu. Từ đó, nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách gom hàng dự trữ ngay cả ở thời điểm giá cao chót vót.
Ông Thúy cho biết qua tìm hiểu của Hiệp hội, một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ xuất phát từ việc dự trữ hàng tại thời điểm giá cao, giờ chết vốn do không tiêu thụ được hàng, doanh nghiệp dự trữ lượng hàng càng lớn thì thua lỗ càng nhiều.
Hỗ trợ nông dân để kích cầu
Nhằm cứu doanh nghiệp phân bón giảm bớt thua lỗ, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ các biện pháp như giãn nợ, giảm thuế thu nhập, giảm lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp. Vừa qua, nhà nước cũng đã đồng ý không áp thuế tuyệt đối với hàng phân bón xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo ông Thúy, giải pháp được xem hiệu quả nhất là nhà nước nên tập trung hỗ trợ cho nông dân vượt qua khó khăn, từ đó gián tiếp kích cầu thị trường phân bón. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần phải chấn chỉnh lại việc cấp giấy phép sản xuất phân bón. Thời gian qua, việc cấp phép kinh doanh phân bón còn tràn lan, không có tiêu chí, không chế tài, thiếu quản lý, giám sát, mạnh ai nấy làm khiến thị trường không ổn định.
Theo CôngThương
-
APROMACO TĂNG CƯỜNG CUNG ỨNG ĐẠM UREA HẠT ĐỤC TẠI THỊ TRƯỜNG KHU VỰC NAM BỘ
Tại thời điểm cuối tháng 11/2023, nhu cầu phân bón nói chung tại các quốc gia tiêu thụ lớn đều...
-
APROMACO BỔ NHIỆM CHỨC DANH KẾ TOÁN TRƯỞNG
Sáng ngày 20/11/2023, Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản (Apromaco) đã tổ chức lễ công bố các quyết...
-
Ngày 31/05/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2023/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2023. Theo đó, thuế suất...
-
APROMACO QUY NHƠN TIẾP NHẬN 8.000 TẤN PHÂN BÓN SA NHẬT BẢN
Tiếp nối những tàu hàng phân bón chất lượng cao được Apromaco nhập khẩu, ngày 05/11/2023 Apromaco Quy Nhơn tiếp...
-
Dù bạn là ai, là nam hay nữ, cứ mỗi tháng 10 về đều cảm thấy hân hoan, phấn khởi...
-
APROMACO TỔ CHỨC TẶNG QUÀ TRI ÂN NHÂN NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10
Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt...