x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

HỘI THẢO SẢN XUẤT KINH DOANH, SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG, PHÂN BÓN, THUỐC BVTV, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

Nhằm đánh giá tình hình, thực trạng sản xuất kinh doanh và sử dụng giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh năm 2023 và định hướng cho năm 2024, ngày 29/3/2024, Chi cục Trồng trọt, bảo vệ thực vật và kiểm lâm tỉnh Hà Nam đã tổ chức Hội thảo với sự tham gia của đông đảo các nhà sản xuất, doanh nghiệp, đại lý cung ứng giống, vật tư nông nghiệp chủ lực cho địa bàn tỉnh Hà Nam. Ông Lê Hoàng Thuyên – Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, ông Trương Quốc Hưng – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nam tham dự và chỉ đạo Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, Ông Nguyễn Hải Nam – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt BVTV và kiểm lâm tỉnh Hà Nam cho biết tổng diện tích cây trồng toàn tỉnh năm 2023 đạt khoảng 75.000 ha, giảm 1.857 ha so với năm 2022 do chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trong đó, diện tích cây lúa: 57.478 ha, giảm 1.072 ha, diện tích cây ngô: 5.115 ha, giảm 227,3 ha, diện tích cây rau màu: 12.402,8 ha giảm 1.869,7 so với năm 2022. Tuy nhiên, diện tích cây ăn quả (chủ yếu là chuối, nhãn, vải, bưởi, ổi, na, cam, chanh..) đạt 6.425 ha tăng 125,5 ha so với năm 2022.

Do thời tiết diễn biến phức tạp, mưa úng, rét đậm, rét hại kéo dài nên lượng sử dụng giống lúa, giống ngô.. tăng lên do nhiều diện tích phải gieo trồng lại, cũng như tăng lượng sử dụng thuốc BVTV để đối phó với diễn biến phức tạp của sâu, bệnh. Về sử dụng phân bón, ước tính toàn tỉnh năm 2023 khoảng 113.546 tấn, trong đó NPK khoảng 45.000 tấn, phân lân 13.045 tấn, phân đạm urê 19.910 tấn, phân kali 13.854 tấn, phân hữu cơ, vi sinh khoảng 5.740 tấn, phân bón lá khoảng 2.500 tấn, còn lại là phân chuồng và các loại khác. Sản lượng phân bón này, chủ yếu là phân bón hóa học gồm khoảng 100 loại,  được cung ứng bởi gần 40 doanh nghiệp và mạng lưới gần 500 cơ sở kinh doanh buôn bán phân bón trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong những năm qua, tỉnh Hà Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và PTNT như Nghị quyết 27/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Nghị quyết 11/2020/NQ-HĐND ngày 14/7/2020 ban hành quy định nội dung và mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn ngân sách nhà nước, Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND ngày 20/4/2022 ban hành quy định chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam..

Những chính sách trên đã đóng góp thiết thực cho phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang các loại cây có hiệu quả kinh tế cao và các loại cây trồng, sản phẩm chủ lực; phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn; sản xuất tập trung quy mô lớn, sản phẩm chất lượng cao gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bền vững môi trường.

Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kiến thức về sản xuất kinh doanh phân bón cho UBND cấp xã, cơ sở kinh doanh, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, các Hội, nông dân.. để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết về khoa học kỹ thuật; thực hiện nghiêm công tác thanh kiểm tra chuyên ngành để quản lý tốt việc sản xuất, buôn bán, sử dụng phân bón; quản lý chặt chẽ hoạt động khảo nghiệm, sản xuất thử, trình diễn, hội thảo, quảng cáo phân bón; phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong việ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn.

Chi cục Trồng trọt BVTV và kiểm lâm tỉnh Hà Nam cũng đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, thúc đẩy sản xuất các loại phân bón, nhất là phân bón hữu cơ, theo 36 công thức bón phân cho lúa trên địa bàn tỉnh theo hướng giảm sử dụng N, P và tăng lượng kali; chấp hành nghiêm các quy định trong sản xuất kinh doanh và phối hợp chặt chẽ hơn với Chi cục trong việc thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định pháp luật.

Tham dự Hội thảo, ông Đỗ Đức Hùng – P.TGĐ Công ty cổ phần Vật tư Nông sản (Apromaco) đã báo cáo với đại diện cơ quan quản lý Nhà nước và trao đổi với các đối tác khách hàng về hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón của doanh nghiệp. Apromaco là đại lý của nhiều Tập đoàn sản xuất phân bón lớn trên thế giới và cung ứng nhiều loại sản phẩm cho thị trường, ở thị trường Hà nam có Kali nông sản, SA nông sản, Urê Nông sản, các loại NPK Nông sản nhập khẩu hàm lượng cao: 16.16.8, 14.14.14, 15.15.15, 16.16.16… dùng công nghệ tháp cao, sử dụng nguyên liệu Ni tơ từ đạm nitơrat. Về sản xuất, Apromaco đã xây dựng Nhà máy với công nghệ và thiết bị hiện đại, lựa chọn các nguồn quặng apatit, nguyên liệu đạt tiêu chuẩn, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ tay nghề cao và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2015 trong quá trình quản lý, vận hành Nhà máy sản xuất phân bón supe lân và NPK. Sản phẩm của Công ty gồm Supe lân Lào Cai và NPK Lào Cai các loại đều có chất lượng tốt, ổn định được bà con nông dân tín nhiệm nhiều năm.

Tại thị trường Hà Nam, Apromaco đã lựa chọn Công ty TNHH Thanh Tùng là nhà phân phối trên địa bàn tỉnh và xây dựng được mạng lưới đại lý rộng khắp để cung ứng nhanh chóng, kịp thời các sản phẩm phân bón chất lượng tốt với giá cả hợp lý nhất, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trong tỉnh./.

image001

Ông Nguyễn Hải Nam – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt BVTV và kiểm lâm tỉnh Hà Nam trình bày báo cáo tại Hội thảo.

 image003

Ông Trương Quốc Hưng – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nam phát biểu ý kiến chỉ đạo

 image005

Ông Lê Hoàng Thuyên – Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nam chỉ đạo Hội thảo

 image006

Ông Đỗ Đức Hùng – Phó TGĐ cùng đại diện Phòng Thị trường Apromaco tham gia Hội thảo.

- Quỳnh Hương -

Tin liên quan