x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

NGHỊ ĐỊNH SỐ 26/2023/NĐ-CP NGÀY 31/5/2023 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH THUẾ SUẤT THUẾ XUẤT KHẨU SUPE LÂN 5% ?

Ngày 31/05/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2023/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2023. Theo đó, thuế suất xuất khẩu phân bón Supe lân bị áp mức cố định 5% mà không tính đến tỷ lệ tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng thấp hơn 51% giá thành sản xuất sản phẩm này như quy định trước đây.

image001

Ông Nguyễn Tiến Dũng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Apromaco làm việc với đối tác nước ngoài để cập nhật những chính sách phân bón mới tại Việt Nam

Với chính sách mới về thuế xuất khẩu nêu trên, rõ ràng đã ảnh hưởng lớn tới kế hoạch sản xuất và xuất khẩu phân bón Supe lân của các doanh nghiệp sản xuất phân bón của Việt Nam nói chungvà Apromaco riêng.

image003

Tàu TUNA S tiếp nhận hàng Supe Lân của Apromaco tại vịnh Hạ Long, Việt Nam

Thực tiễn về tổng công suất sản xuất phân bón chứa lân tại Việt Nam được thống kê sơ bộ như sau:

– Supe Lân Apromaco Lào Cai, Supe Lân Lâm Thao, Supe Lân Long Thành, Supe Lân Đức Giang: 1.600.000 tấn;

– Lân nung chảy của 3 Nhà máy (Văn Điển, Ninh Bình, Lào Cai): Khoảng 600.000 tấn;

– DAP của 3 Nhà máy (DAP Đình Vũ, Lào Cai, Đức Giang): Khoảng 700.000 tấn.

– Hàng nhập khẩu DAP, MAP hàng năm (Hàm lượng Việt Nam chưa sản xuất được): Trung bình khoảng 450.000 tấn/năm.

Trong khi đó, nhu cầu sử dụng phân bón chứa lân, đặc biệt là sử dụng Supe lân bón trực tiếp cho cây trồng trong cả nước không quá 500.000 tấn/ năm. Lượng còn lại sử dụng cho sản xuất phân bón tổng hợp NPK hàm lượng thấp vào khoảng 600.000 tấn/năm. Như vậy, xét tổng thể, năng lực sản xuất so với nhu cầu phân bón chứa lân trong nước đã và đang không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn dư thừa, đặc biệt là supe lân dư thừa tới 30% tổng sản lượng phân bón supe lân sản xuất trong nước, cần phải có đầu ra xuất khẩu thì các doanh nghiệp này hoặc mới tồn tại để phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước, hoặc phải thu hẹp sản xuất vì nhu cầu trong nước đang dần xuống quá thấp; việc xuất khẩu phân bón Supe lân cần được khuyến khích để tăng giá trị sản phẩm quốc dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu được ngoại tệ cho quốc gia, và đóng thuế cho địa phương.

image005

image007

Sản phẩm Supe Lân của Apromaco được xuất lên tàu TUNA S tại vịnh Hạ Long

Mặt khác, xét về nguyên tắc ban hành thuế suất xuất khẩu của Chính phủ “Áp dụng mức thuế suất xuất khẩu 5% đối với loại phân bón trong nước chưa sản xuất được hoặc không không đáp ứng đủ nhu cầu, phải giữ lại cho tiêu dùng trong nước và áp dụng mức thuế suất xuất khẩu 0% đối với loại phân bón trong nước đã sản xuất đủ nhu cầu hoặc dư thừa cần khuyến khích xuất khẩu” thì Phân bón Supe lân hoàn toàn đáp ứng đủ nguyên tắc này để được áp dụng mức thuế suất xuất khẩu 0%.

image007

image005

Chúng tôi tin tưởng rằng, chính sách của Chính phủ, nếu thay đổi kịp thời và đúng thời điểm sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khả năng cạnh tranh của sản phẩm quốc nội, có điều kiện cạnh tranh sòng phẳng với sản phẩm của các quốc gia khác trên thị trường quốc tế.

image009

Đại diện BLĐ Apromaco làm việc với đối tác nước ngoài để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, cân bằng cán cân Xuất khẩu – Nhập khẩu phân bón

image011

- ​​​​​​​​PHẠM VĂN ĐỊNH – KHKD -

Tin liên quan