Thị trường phân bón trong nước thời gian gần đây nhìn chung diễn biễn chậm. Giá các loại phân bón ở mức thấp, lượng hàng tiêu thụ tại một số vùng giảm mạnh như khu vực Miền Trung, Tây Nguyên… hiện đang bị hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng rất nặng nề đến sản xuất nông nghiệp. Giá phân bón tại các vùng cụ thể như sau:
Tại Lào Cai: Trong thời gian 16 ngày cuối tháng 03/2016 tình hình nhập khẩu tại thị trường phân bón Lào Cai đã có chiều hướng giảm số lượng của các loại mặt hàng. Theo dự đoán nhu cầu nhập khẩu DAP trước thời điểm áp dụng thuế nhập khẩu có nhiều thay đổi. Tuy nhiên trước thực trạng tiêu thụ nội địa và lượng hàng tồn kho các loại mặt hàng phân bón DAP đến thời điểm hiện tại giảm chỉ chiếm tỉ trong ¾ số lượng hàng nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2015. Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu mặt hàng DAP tại thị trường Lào Cai chưa có dấu hiệu tích cực trong thời gian tới.
Giá một số mặt hàng cụ thể như sau:
- UREA bao tiếng Anh (P.R.C): 1.730 CNY/tấn
- UREA bao chữ Trung : 1.690 CNY/tấn
- DAP Vân Thiên Hóa hạt xanh 64% bao tiếng Anh: 430 USD/tấn
- DAP Vân Thiên Hóa hạt xanh 60% bao tiếng Anh: 385 USD/tấn
- SA mịn trắng : 850 CNY/tấn
- SA hạt : 920 CNY/tấn
Tại Hải Phòng: Tại thời điểm hiện tại, mặc dù thời vụ gieo cấy đã đến lúc phải chăm bón nhưng các mặt hàng phân bón trong khu vực hầu như giao dịch rất khiêm tốn so với cùng kỳ năm ngoái, giá cả biến động lên xuống thất thường. Đặc biệt các cơ sở nhà máy sản xuất NK,NPK đua nhau đưa giá thị trường các loại hàng này giảm xuống đáng kể .
* Giá tham khảo trong khu vực Hải Phòng như sau :
– Phân Urea.
+Hạt đục Cà Mau : 7.000 – 7.050 đ/kg
+ Phú Mỹ : 6.700 – 6.750 đ/kg
+ Hà Bắc : 6.300 – 6.500 đ/kg
+ Ninh Bình : 6.000 – 6.200 đ/kg
– Phân kali.
+ CIS ( Bột hồng-đỏ ) : 7.200 – 7.250 đ/kg
+ CIS (Bột trắng ) : 7.550 – 7.600 đ/kg
+ Israel ( Miểng ) : 7.650 – 7.700 đ/kg
+ Kali ( Hà Anh Belarus ) : 7.450 – 7.500 đ/kg
+ Kali ( Hà Anh Uran ) : 7.200 – 7.250 đ/kg
+ Kali ( Phú Mỹ ) : 7.100 – 7.150 đ/kg
+ Kali ( Miểng CIS ) : 7.900 – 7.950 đ/kg
- Supe Lân.
+ Lâm Thao : 2.750 – 2.800 đ/kg
+ Lào Cai : 2.700 – 2.750 đ/kg
- Phân SA .
+ Trung Quốc hạt mịn : 2.750 – 2.800 đ/kg
+ Trung Quốc hạt thô : 2.850 – 2.900 đ/kg
+ S-A Kim Cương Nhật : 4.000 – 4.050 đ/kg
+ Phân Amonclorua( bột TQ) : 2.650 – 2.700 đ/kg
+ Amonclorua Hạt : 3.300 – 3.350 đ/kg
+ NK 20-12 TE Sơn Trang : 5.650 – 5.600 đ/kg
+ NK 20-12 TE Nông Gia : 5.650 – 5.700 đ/kg
+ NK: ( Apromaco ) : 6.000 – 6.000 đ/kg
+ NK Tiến Nông + Hoa Tín : 5.600 – 5.650 đ/kg
Tại Đà Nẵng: Thị trường phân bón vào những ngày cuối tháng 03/2016 diễn ra rất ảm đạm, các giao dịch mua bán không nhiều, khối lượng nhỏ lẻ.
– Giá cả tham khao một số mặt hàng phân bón bán ra thị trường tại khu vực Đà nẵng như sau:
- Hàng Urea
– Urea Phú mỹ: 6.850 – 6.900đ/kg
– Urea Ninh Bình: 6.300 – 6.350 đ/kg
– Urea Indo (hạt đục): 6.100 – 6.150 đ/kg
– Urea Indo (hạt trong): 6.000 – 6.100 đ/kg
– Urea Trung Quốc (T.Anh): 6.250 – 6.300 đ/kg
- Hàng Kali
– Kali – Hà Anh: 7.200 – 7.250 đ/kg
– Kali – Phú mỹ (bột): 7.150 – 7.200 đ/kg
– Kali – Phú mỹ (hạt miểng) 7.850 – 7.900đ/kg
– Kali – Nông sản: 7.150 – 7.200 đ/kg
– Kali – Lào: 6.300 – 6.350đ/kg
- Hàng Lân
– Lân Lào Cai: 2.800 – 2.850 đ/kg
– Lân Lâm Thao: 2.800 – 2.850 đ/kg
- Hàng NPK
– NPK Phú mỹ 16-16-8: 9.500 đ/kg
– NPK Việt Nhật 16-16-8: 9.600 đ/kg
- Hàng DAP – Đình Vũ
– Hạt vàng: 8.500 – 8.600 đ/kg
– Hạt xanh, đen: 8.700 – 8.800 đ/kg
Tại Quy Nhơn: Những ngày cuối tháng 03/2016 thị trường phân bón tại Quy Nhơn vẫn tiếp tục diễn biến ảm đạm, lượng hàng mua bán vẫn đứng ở mức thấp, giá cả vẫn đang tiếp tục xu hướng giảm, các tàu hàng phân bón Kali, SA, Ure, NPK của các doanh nghiệp KD phân bón vẫn đều đặn được nhập khẩu về cảng Quy Nhơn, báo hiệu cuộc cạnh tranh bán giữ các đơn vị sẽ ngày càng khốc liệt.
Các tỉnh đồng bằng duyên hải miền Trung & Tây Nguyên vẫn đang thiếu nước trầm trọng do khô hạn kéo dài, nếu đến cuối tháng 04/2016 các tỉnh Tây Nguyên không có mưa tình hình có thể sẽ còn nghiêm trọng rất nhiều đối với sản xuất nông nghiệp.
Giá tham khảo một số mặt hàng phân bón bán ra tại thị trường Quy Nhơn:
Phân Urea:
+ Phú Mỹ : 6.600 – 6.700 đ/kg
+ Ninh Bình : 5.900 – 6.000 đ/kg
+ Cà Mau(hạt đục) : 6.300 – 6.350 đ/kg
+ Indonesia(hạt đục) : 6.200 – 6.400 đ/kg
Phân Kaly:
+ CIS(bột) : 6.950 – 7.050 đ/kg
+ CIS(mảnh) : 7.750 – 7.800 đ/kg
+ Canađa(bột) : 6.800 – 6.950 đ/kg
+ Canada(mảnh) : 7.750 – 7.800 đ/kg
Phân SA:
+ Nhật (Toray- Itochu) : 3.500 – 3.550 đ/kg
+ Nhật(ube- trắng) : 3.550 – 3.600 đ/kg
+ Nhật(ube- vàng) : 3.500 đ/kg
+ Trung Quốc : 3.250 – 3.350đ/kg
Phân DAP :
+ Trung Quốc(16 – 44) : 9.600 – 9.700 đ/kg
+ Hàn Quốc (18- 46) : 13.700 – 13.900đ/kg
+ DAP Lào Cai(16-45) : 9.500 – 9.600 đ/kg
Phân NPK :
+ NPK Hàn Quốc hạt nâu (16.16.8.13S): 8.700đ/kg – 8.750 đ/kg
+ NPK Giocdani (16.16.8.13S) : 9.700 – 9.800 đ/kg.
Phân Lân :
+ Lân Lâm Thao : 2.650 đ/kg
+ Lân Văn Điển : 2.780 – 2.800 đ/kg
+ Supe Lân Lào Cai : 2.650 đ/kg
Tại TP.HCM: Tình hình hạn hán tại miền Đông, tây nguyên vẫn diễn ra gay gắt, miền Tây ngập mặn trên diện rộng dẫn đến nhu cầu về phân bón giảm mạnh. Hàng tồn kho hiện nay đang ở mức cao trong khi giá thế giới có xu hướng giảm các đơn vị nhập khẩu vẫn đang tăng nhập để bình quân giảm giá cho hàng nhập trước đó. Điều này càng làm cho thị trường ảm đạm. Trong kỳ so các năm trước thì cùng với nhu cầu trong nước thì nhu cầu xuất khẩu cho thị trường campuchia cũng rục dịch nhập tuy nhiên campuchia cũng đang trong thời kỳ khô hạn.Giá các mặt hàng tại thời điểm như sau:
– Kali C.I.S bột : 7.000 đ/kg
– Kali C.I.S Mảnh: 7.700đ/kg
Kali isarel cũng có giá tương ứng
– Kali Lào: 6.300 đ/kg
– UREA C mau Tại HCM: 5.800 đ/kg
– UREA P.My : 6.100 đ/kg
-UREA N.Bình: 5.800 đ/kg
– UREA T.Q trong: 5.800đg/kg
-UREA Indo đục: 5.700 đ/kg
– D.A.P TQ đen 64: 9.200 đ/kg
– D.A.P TQ nâu 64: 8.900-9.000 đ/kg
DAP T.Phong xanh 60 : 9.200 đ/kg
D.A.P TP xanh 64: 9.550 đ/kg
D.A.P vàng 60: 9.300đ/kg
D.A.P vàng 64: 9.550-9.600đ/kg
– SA Đ.Loan : 4.000/kg
– S.A Capro hạt to 3.500đ/kg
– S.A TQ bột: 2.800 đ/kg
– D.A.P hồng hà 64: 10.550-10.600/kg
– D.A.P xanh 60: 9.550-9.600/kg
Nhìn chung thị trường tại TP.HCM diễn ra chậm, giá hàng liên tục giảm trong tháng dẫn đến các đại lý gần như không có hiện tượng mua hàng dự trữ mà chỉ mua cầm chừng theo nhu cầu thực tế.Thời gian tới hy vọng lượng nước xả về khu vực ĐBSCL đủ thì khu vực này mới bắt đầu cho vụ mới thì tình hình mới mong được cải thiện.
Thị trường phân bón trong nước thời gian gần đây diễn biến ở mức thấp. Tình hình hạn hán và xâm nhập mặn tại khu vực Miền Trung, Tây Nguyên đang ảnh hưởng rất lớn đến thị trường phân bón và sản xuất nông nghiệp trong nước nói chung. Thời gian này giá phân bón thế giới lại liên tục ở mức thấp, lượng hàng tồn kho tại các vùng còn khá lớn khiến giá phân bón khó có thể tăng trong thời gian tới.
Apromaco
-
APROMACO TĂNG CƯỜNG CUNG ỨNG ĐẠM UREA HẠT ĐỤC TẠI THỊ TRƯỜNG KHU VỰC NAM BỘ
Tại thời điểm cuối tháng 11/2023, nhu cầu phân bón nói chung tại các quốc gia tiêu thụ lớn đều...
-
APROMACO BỔ NHIỆM CHỨC DANH KẾ TOÁN TRƯỞNG
Sáng ngày 20/11/2023, Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản (Apromaco) đã tổ chức lễ công bố các quyết...
-
Ngày 31/05/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2023/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2023. Theo đó, thuế suất...
-
APROMACO QUY NHƠN TIẾP NHẬN 8.000 TẤN PHÂN BÓN SA NHẬT BẢN
Tiếp nối những tàu hàng phân bón chất lượng cao được Apromaco nhập khẩu, ngày 05/11/2023 Apromaco Quy Nhơn tiếp...
-
Dù bạn là ai, là nam hay nữ, cứ mỗi tháng 10 về đều cảm thấy hân hoan, phấn khởi...
-
APROMACO TỔ CHỨC TẶNG QUÀ TRI ÂN NHÂN NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10
Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt...