x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

TỔNG GIÁM ĐỐC APROMACO THAM DỰ HỘI NGHỊ PHÂN BÓN QUỐC TẾ (IFA) TẠI SINGAPORE

Từ ngày 4-8/10/2022, Ông Nguyễn Tiến Dũng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Apromaco đã dẫn đầu Đoàn Công tác tham dự Hội nghị Phân bón Quốc tế (IFA) được tổ chức tại Singapore.

image001

Sau hơn 2 năm bị gián đoạn do đại dịch Covid-19 bùng phát trên khắp thế giới, Hội nghị Phân bón Quốc tế thường niên Singapore 2022 quy tụ hàng trăm đại biểu đại diện cho các Tổ chức Quốc tế (FAO, IFA), các Nhà sản xuất Phân bón lớn trên thế giới, các Thương nhân, các chuyên gia trong lĩnh vực Nông hóa…đã thành công tốt đẹp.

image003

Tổng giám đốc Apromaco làm việc với CEO và đoàn đại biểu Nitron Group bàn về nhiều nội dung quan trọng trong mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên

Hội nghĩ diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái khi thế giới đang mới dần thoát khỏi đại dịch Covid-19 đã phải gồng mình chống chịu những tác động tiêu cực từ cuộc chiến tranh Nga – Ukraine, các tranh chấp địa chính trị, nạn hạn hán xảy ra ở nhiều nơi, lạm phát toàn cầu, giá nguyên liệu cho phân bón tăng cao khiến nhiều quốc gia phải đối diện nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng. Nhu cầu sử dụng phân bón trên toàn thế giới suy giảm đáng kể tại đa số các quốc gia được coi là có nền nông nghiệp phát triển: Brazil, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…và kể cả Việt Nam.

image005

Đoàn công tác Apromaco làm việc với đối tác cung ứng SA kim cương độc quyền cho Apromaco tại Việt Nam

Theo ý kiến đánh giá của nhiều chuyên gia, các quốc gia Châu Âu đang là khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất khi mùa đông lạnh giá đang cận kề trong khi Nga đã cắt giảm cơ bản về nguồn cung dầu và khí đốt, các nguồn thay thế chưa được đảm bảo khiến các Nhà máy sản xuất Urea, DAP, NPK hầu như phải cắt giảm sản lượng lớn và một phần buộc phải xoay chuyển nhập khẩu từ khu vực Châu Á với giá cước vận tải cao.

Trong khi đó, với sự cấm vận dưới nhiều hình thức và mức độ của Mỹ và Châu Âu, nguồn cung DAP, NPK, đặc biệt là Kali từ Nga, Belarus bị ảnh hưởng nghiêm trọng cũng khiến giá phân bón nói chung ở mức rất cao so với mức tăng giá lương thực toàn cầu, khiến nhu cầu sử dụng phân bón giảm sâu, cho dù vụ cao điểm tại Brazil, Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á đang đến gần, nguy cơ thiếu lương thực ở nhiều quốc gia là hiện hữu.

image007

Tổng giám đốc Apromaco làm việc với Đại diện Tập đoàn URALKALI để bàn giải pháp cung ứng ổn định Kali Nga tại Việt Nam trong vụ mới

Để đảm bao an ninh lương thực cho hàng tỷ dân, Trung Quốc – nước sản xuất phân bón lớn nhất thế giới tiếp tục áp dụng các biện pháp hạn chế và cấm xuất khẩu nhiều loại phân bón và nguyên liệu phân bón, song song với việc áp dụng chính sách Zero Covid khiến nguồn cung ra thị trường hạn chế, chi phí Logistics tăng cao cũng góp phần đẩy giá phân bón tiếp tục leo thang.

 

image009

Tổng giám đốc tiếp đón và làm việc cùng Nhà cung ứng DAP phục vụ nhu cầu sản xuất, tận dụng lợi thế cạnh tranh, tăng cường xuất khẩu ổn định nguồn Supe lân Lào Cai, DAP và UREA từ Việt Nam

Với nhiều tác động vĩ mô nêu trên, Việt Nam được đánh giá là quốc gia may mắn khi ngành sản xuất phân bón trong nước tương đối ổn định, nguồn nguyên liệu như khí, than vẫn đảm bảo cho sản xuất Urea; nguồn quặng Apatit vẫn đáp ứng đủ cho sản xuất DAP, Supe Lân; trong khi nguồn dự trữ Kali khá dồi dào và nguồn Kali từ nước láng giềng CHDCND Lào cung ứng đều đặn. Điều này khiến giá các loại phân bón trong nước nhiều khi có diễn biến trái chiều so với diễn biến quốc tế, thậm chí giá Kali và DAP đang có xu hường mềm hơn khá nhiều so với vài tháng qua.

image011

Tổng giám đốc Apromaco thân mật tiếp đón và làm việc với những đối tác lâu năm của Apromaco cung ứng NPK tháp cao cho thị trường Việt Nam

Với cục diện phân bón có nhiều thay đổi nói trên, trong 9 tháng đầu năm 2022, Apromaco đã tận dụng những lợi thế về sản xuất, thương mại, tài chính và quan hệ sâu rộng với nhiều đối tác hàng đầu thế giới cũng như tin tưởng của các nhà cung ứng trong nước để xuất khẩu đều đặn những chuyến hàng Supe lân, DAP, Urea và là đơn vị tiên phong, đánh dấu cột mốc lịch sử khi đã đưa sản phẩm Supe Lân hạt do mình tự sản xuất và DAP do Việt Nam sản xuất lần đầu tiên có mặt tại các nước có ngành nông nghiệp tiên tiến, đặc biệt là tới những thị trường xa xôi mới và nhiều tiềm năng tại Nam Mỹ, Châu Âu.

image013

Tổng giám đốc Apromaco được các đối tác trân trọng và tiếp đón nồng hậu để cùng nhau phân phối UREA hạt đục đều đặn tại Việt Nam

Tại Hội nghị lần này, Apromaco tiếp tục quảng bá sâu rộng những thế mạnh xuất khẩu của mình khi mỏ Apatit của Apromaco tại Lào Cai đi vào khai thác cũng như khả năng xuất khẩu những sản phẩm do Việt Nam sản xuất với mức giá cạnh tranh toàn cầu từ nguồn quặng Apatit này.

Apromaco rất tự hào khi luôn được các đối tác lâu năm cũng như những người bạn mới đánh giá cao về năng lực cũng như uy tín trên trường Quốc tế.

image015Thông qua Hội nghị phân bón Quốc tế lần này, Apromaco đã gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp, không chỉ làm thắm thêm những mối quan hệ truyền thống lâu năm mà còn mở rộng quan hệ với nhiều cơ hội hợp tác mới trong thời gian sắp tới.

Xin tạm biệt những đối tác – những người bạn và hẹn gặp lại một ngày không xa!

-Phạm Văn Định-

Tin liên quan