x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Đảm bảo nguyên liệu apatit và axit sulfuric cho sản xuất lân tại Nhà máy Supe Lân Apromaco Lào Cai

Nhà máy Supe lân Apromaco Lào cai tại khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai đã đi vào sản xuất ổn định từ ba năm nay. Nhà máy đã đưa ra thị trường hàng trăm nghìn tấn phân bón supe lân chất lượng tốt, ổn định và có hàm lượng P2O5 hữu hiệu cao nhất trong các sản phẩm cùng loại ở Việt Nam. Sản phẩm Lân Lào Cai với bao bì PP màu vàng dịu, sọc xanh lá cây cùng lôgô 3 cánh màu cam đặc trưng cho vụ mùa bội thu, sự thịnh vượng cho nhà nông đã được thị trường nồng nhiệt đón nhận, và cho đến nay supe lân Lào Cai đã có mặt trên hầu hết các địa phương của cả nước và được xuất khẩu sang các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, yêu cầu phân bón chất lượng cao như Đài Loan, Nhật Bản…

 

Đạt được thành tích như vậy, ngoài vấn đề công nghệ, thiết bị và trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên Nhà máy thì một phần quan trọng là Apromaco hết sức chú trọng tới việc đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào nhất là quặng apatit và axit sunfuric.

 

Đến tháng 9/2013 khi Nhà máy sản xuất NPK Lào Cai công suất 150.000 tấn/năm hoàn thành đi vào sản xuất thì lượng supe lân sẽ bị thiết hụt. Ban lãnh đạo Apromaco đã có chủ trương nâng công suất supe lân lên 250.000 – 300.000 tấn để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước về supe lân bột, supe lân hạt chất lượng cao và nhu cầu cho sản xuất NPK của chính Công ty. Khi đó yêu cầu về chất lượng, sự ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất lân ngày càng trở nên cấp thiết. Xác định được tầm quan trọng của vấn đề này, Ban lãnh đạo Apromaco đã có chiến lược rõ ràng về đảm bảo nguồn nguyên liệu ngay từ khi hình thành dự án.

 

Về quặng apatit: gồm cả quặng nguyên khai loại I (hàm lượng P2O5 trên 32%) và quặng apatit tuyển (hàm lượng P2O5 trên 33%) cho sản xuất lân được Apromaco lựa chọn từ các vùng quặng có chất lượng tốt nhất, hàm lượng P2O5 luôn ổn định ở mức cao nhất với độ ẩm thấp nhất. Được sự hỗ trợ nhiệt tình của UBND tỉnh Lào Cai, các Bộ ngành, và sự nỗ lực của Ban lãnh đạo Apromaco, Thủ tướng Chính Phủ đã cấp cho Apromaco được quyền thăm dò, khai thác mỏ apatit Phú Nhuận, có diện tích trên 167 ha để làm vùng nguyên liệu cho sản xuất lân.

 

TGĐ Apromaco thị sát khoan thăm dò mỏ quặng apatit tại Lào Cai

 

Về axit sulfuric: Xác định được axit sulfuric là nguyên liệu rất quan trọng cho sản xuất lân, ngay từ những năm 2007 Apromaco đã ký thỏa thuận bao tiêu toàn bộ lượng axit sulfuric của Tổng công ty khoáng sản TKV (nay thuộc Tập đoàn Vinacomin) được sản xuất ra từ Nhà máy luyện đồng Sinh Quyền tại Tằng Lỏong. Đây là thỏa thuận hợp tác chiến lược lâu dài giữa hai Công ty và là sự gắn bó hữu cơ với nhau về mặt hàng axit sulfuric: sản phẩm phụ của bên này là nguyên liệu chính cho sản xuất của bên kia, hai bên không mất quá nhiều chi phí để vận chuyển, giao nhận. Hiện tại Tổng công ty khoáng sản Vinacomin mới chỉ đáp ứng hàng tháng 2.500 – 3.000 tấn axit sulfuric cho Nhà máy supe lân Lào Cai. Số lượng này chỉ đảm bảo cung cấp khoảng 50% nhu cầu axit sulfuric cho năng lực sản xuất lân hiện có.

TGĐ Apromaco tiếp và làm việc với TGĐ Công ty Công Mậu Lông Trần về nhập khẩu axit sulfuric cho Nhà máy Lân Lào Cai

Bên cạnh nguồn axit sulfuric từ Tập đoàn Vinacomin, Apromaco đã ký hợp đồng với một số nhà cung cấp của Trung Quốc. Theo thống kê sơ bộ, lượng axit sulfuric sản xuất ra hàng năm tại tỉnh Côn Minh – thủ phủ ngành phân bón hóa chất của Trung Quốc là khoảng 30 triệu tấn. Trên 80 nhà máy qui mô lớn của Trung Quốc hoạt động trong các lĩnh vực luyện kim: luyện đồng, luyện chì, luyện kẽm, luyện thiếc… ở vùng Mông Tự, Duyên Dương, Cô Cầu, Côn Minh, …của tỉnh Vân Nam có sản phẩm phụ là axit sulfuric. Với sự tăng trưởng nhanh, ổn định của ngành công nghiệp luyện kim, Trung Quốc đang phải chịu sức ép rất lớn về tiêu thụ axit sulfuric. Tại các buổi làm việc, đối tác Trung quốc xác định một trong những hướng tiêu thụ quan trọng là thị trường Việt nam do có thuận lợi lớn về địa lý, khoảng cách từ các Nhà máy luyện kim vùng Mông Tự đến cửa khẩu Lào Cai chỉ 170 – 200 km, khoảng 3 tiếng vận chuyển bằng xe tải chuyên dụng.

Đối tác của Apromaco đã đầu tư một đội xe téc chuyên dụng hoàn toàn mới có trọng tải 35-40 tấn/xe để vận chuyển axit sang Việt Nam phục vụ cho nhu cầu sản xuất lân. Được sự chỉ đạo, hỗ trợ của UBND tỉnh, các Sở ban ngành tỉnh Lào Cai, các Bộ: Công Thương, Khoa Học Công Nghệ, Giao Thông Vận Tải, việc nhập khẩu và vận chuyển axit sulfuric từ Trung Quốc sang Việt Nam từ đầu năm nay được thực hiện tương đối nhịp nhàng, đảm bảo yêu cầu của hai bên và tuân theo pháp luật của hai nước. Trong thời gian từ nay đến tháng 7, Công ty Long Trần Hà Khẩu sẽ đầu tư tiếp 6 – 8 xe téc chuyên dụng để vận chuyển axit sulfuric cho Nhà máy Lân Lào Cai.

 

Apromaco thăm và trao đổi về nhập khẩu axit sulfuric với đối tác tại Mông Tự, Trung Quốc.

 

Đội xe téc chuyên dụng vận chuyển axit sulfuric tại T.P Duyên Dương

Không dừng ở đó, để đảm bảo nguyên liệu cho giai đoạn mở rộng Nhà máy sản xuất lân Lào Cai, Apromaco đã quyết định đầu tư khoảng 70 tỷ đồng để xây dựng 2 bồn chứa axit sulfuric với sức chứa 10.000 tấn và hệ thống đường ống tiếp nhận từ Cảng Lỏng Đình Vũ tại Khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng để tiếp nhận axit sulfuric bằng đường biển. Các đối tác của Apromaco sẵn sàng cung cấp tín dụng cho việc đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật cho thiết kế và lắp đặt bồn chứa cũng như đảm bảo cung ứng axit sulfuric (chất lượng trên 98%) đều đặn từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Phillippin,…với số lượng từ 6.000 – 10.000 tấn/tháng trên cơ sở dài hạn và mức giá hợp lý, cạnh tranh.

Với định hướng và chiến lược rõ nét về nguồn nguyên liệu, đầu tư đúng mức, bài bản cho nhà xưởng, máy móc thiết bị và công nghệ, đẩy mạnh sắp xếp đổi mới về tổ chức nhân sự tại Nhà máy gắn với hiệu quả công việc, chắc chắn rằng Nhà máy supe lân và NPK Lào cai của Apromaco sẽ thành công, là một điểm sáng về chủ trương và hiệu quả đầu tư trên địa bàn tỉnh Lào Cai, góp phần vào đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp trong nước và xuất khẩu. Đây không chỉ là mục tiêu phấn đấu, là mong muốn mà còn là tâm huyết của mỗi cán bộ lãnh đạo, nhân viên Công ty cổ phần Vật tư nông sản – Apromaco.

Đỗ Đức Hùng

Tin liên quan