x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Thị trường phân bón đến ngày 12/6/2014

I/ THỊ TRƯỜNG URE

Diễn biến: Giá ure trên thị trường thế giới tuần này được điều chỉnh tăng mạnh trong các phiên giao dịch liên tiếp. Việc tang giá này có thể một phần ảnh hưởng từ thông tin Ấn Độ sẽ phát hành hồ sơ thầu mua khoảng hơn 1 triệu tấn ure vào tuần tới; bên cạnh đó, giá dầu mỏ thế giới trong tuần này có nhiều phiên đi lên. Tuy nhiên nhiều khả năng, xu hướng tăng giá này sẽ khó có thể được duy trì trong thời gian tới, thậm chí có thể quay trở lại xu hướng giảm bởi nguồn cung ure giá rẻ tại Trung Quốc sắp tới sẽ được tung ra thị trường khi bước vào thời kỳ thuế xuất khẩu thấp (từ 1/7).

Trong tuần trước, giá ure thế giới giảm tại nhiều khu vực. Giá ure  hạt trong tại Baltic tạm ở mức 290 USD/tấn FOB; tại Biển Đen giảm 5 USD/tấn, xuống 290-295 USD/tấn.

Tuần này, giá ure hạt đục tại Vịnh Mỹ chốt phiên giao dịch ngày 11/6 đã tăng từ 16,5 – 25,0 USD/st so với phiên giao dịch cuối tuần trước đối với các lô hàng giao trong quý 3/2014. Tương tự, giá ure hạt trong giao hàng tháng 7/2014 tại Yuzhnyy cũng đã tăng mạnh tới 21 USD/tấn, lên mức 306,00 USD/tấn FOB.

Thị trường Trung Quốc: Giá ure nhà máy tại một số địa phương Trung Quốc trong tuần này tiếp tục gia tăng khá mạnh so với tuần trước – trái với xu hướng dự đoán trước đó của nhiều thương nhân khi cho rằng mức tăng sẽ chỉ khá nhỏ, mang tính cục bộ và nhanh chóng kết thúc. Nhiều địa phương có mức tăng giá mạnh trong tuần này như: khu vực Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam, giá ure trung bình 3 ngày đầu tuần đã tăng từ 80-100 NDT/tấn so với trung bình tuần trước. Sự gia tăng này do ảnh hưởng chủ yếu từ 2 yếu tố: nhu cầu gia tăng tại một số địa phương trong nước và các đơn hàng cho xuất khẩu khi mùa thuế thấp đang tới gần; trong khi nhiều nhà máy đã, đang tiếp tục cắt giảm sản xuất.

Tuy nhiên, nhiều thương nhân trong nước vẫn tin rằng, sự gia tăng này có thể sẽ chỉ duy trì trong thời gian cực ngắn bởi nhu cầu trong nước thời gian tới sẽ rất thấp, thị trường ure sẽ chủ yếu tập trung vào kênh xuất khẩu.

Thị trường trong nước:

Giá Ure tại Đồng bằng sông Cửu Long

Giá tại đại lý cấp 1:

Ure Phú Mỹ: 7.800 đ/kg                                 Ure Cà Mau: 7.500 – 7.550 đ/kg

Ure Trung Quốc: 6.600 đ/kg                          Ure Ninh Bình: 7.200 – 7.700 đ/kg

Giá Ure tại khu vực miền Trung Tây Nguyên

Giá tại đại lý cấp 1:

Ure Phú Mỹ: 8.200 – 8.550 đồng/kg  Ure Ninh Bình: 7.400 – 7.900 đ/kg

Ure Trung Quốc: 7.400 đ/kg               Ure Indo: 7.800 đ/kg

– Diễn biến: Nhu cầu phân bón trong nước vẫn tiếp tục được bổ sung từ yếu tố vụ hè Thu tại khu vực ĐBSCL, miền Trung và cây công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên hoạt động giao dịch khá chênh lệch giữa các địa phương trong tuần này. Tại khu vực ĐBSCL, giao dịch khá ảm đạm bởi nhu cầu mua vào chậm do ảnh hưởng bởi mưa không đều, giá nông sản thấp, ngoài ra hàng tồn kho vẫn còn khá lớn. Trong khi đó, tại khu vực miền Trung, thị trường phân bón vẫn khá sôi động do nhu cầu mua vào tiếp tục duy trì ở mức cao. Giá nhiều mặt hàng phân bón trong tuần này nhìn chung tạm chững, riêng giá một số mặt hàng Ure vẫn tiếp tục trong xu hướng giảm tại nhiều địa phương.

Nhu cầu trong nước thời gian tới sẽ còn tiếp tục được nâng đỡ hơn từ vụ Hè Thu (vụ mùa) tại khu vực miền Bắc và vụ Thu Đông tại khu vực ĐBSL cũng như nhu cầu cho cây công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên, hiện nguồn cung các mặt hàng phân bón đang tiếp tục được bổ sung mạnh, đặc biệt là nguồn hàng nhập khẩu bên cạnh nguồn sản xuất và lượng tồn trong nước. Theo đó, trong thời gian tới, nếu như không có biến động bất thường thì có khả năng thị trường phân bón trong nước sẽ diễn biến khá ổn định.

Tại khu vực Trần Xuân Soạn và ĐBSCL: Giao dịch ảm đạm, giá nhiều mặt hàng phân bón tạm thời chững lại.

Tại khu vực chợ Trần Xuân Soạn, hoạt động giao dịch khá ảm đạm, nhu cầu mua vào khá thấp. Trong khi đó, tồn kho các mặt hàng phân bón được đánh giá vẫn còn khá lớn. Giá hầu hết các mặt hàng phân bón trong tuần này tạm thời chững ở mức giá cuối tuần trước. Giá các mặt hàng hiện tại như sau:

Urê Phú Mỹ: 7.8000 – 7.850 đ/kg      Ure Trung Quốc: 7.500 – 7.600 đ/kg

Ure Cà Mau: 7.450 đ/kg                                 Ure Ninh Bình : 7.200 – 7.300 đ/kg

Khu vực miền ĐBSCL: nhu cầu chăm bón cho vụ Hè Thu hiện đang chậm lại. Tại khu vực chợ Gạo – Tiền Giang, mặc dù đang trong giai đoạn chăm bón đợt 2 cho lúa hè thu nhưng hiện đang là mùa mưa nên nhu cầu phân bón giảm. Bên cạnh đó, giá nông sản xuống thấp khiến người dân không mặn mà mua phân bón về chăm bón. Các đại lý cấp 2 nhập hàng nhỏ lẻ, chỉ khoảng 5-7 tấn/mỗi loại mặt hàng. Giá ure Phú Mỹ đại lý cấp 1 bán xuống cấp 2 tại khu vực này tiếp tục giảm nhẹ trong khi giá nhiều mặt hàng phân bón khác tạm chững. Hiện một số đại lý đang có dự định sẽ nhập thêm hàng ure Ninh Bình bởi giá mặt hàng này hiện đang khá rẻ hơn so với ure Phú Mỹ

Giá tại đại lý cấp 1:

Ure Phú Mỹ: 7.800 đ/kg                                 Ure Cà Mau: 7.500 – 7.550 đ/kg

Ure Trung Quốc: 6.600 đ/kg                          Ure Ninh Bình: 7.200 – 7.700 đ/kg

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên: Tại khu vực miền Trung, nhu cầu cho lúa vụ Hè Thu vẫn ở mức cao, lượng hàng các đại lý cấp 1 tại Quảng Ngãi bán ra khoảng 400 tấn/ngày. Dự kiến ngày 15/6 có tàu 6000 tấn Ure Indonesia và 6000 tấn Ure Trung Quốc cập cảng Quy Nhơn. Trong khi đó giá Ure, Kali đang trong xu hướng giảm.

Giá tại đại lý cấp 1 bán cho đại lý cấp 2

Ure Phú Mỹ: 8.200 – 8.350 đồng/kg  Ure Ninh Bình: 7.700 – 7.900 đ/kg

Ure Trung Quốc: 7.350 đ/kg               Ure Indo: 7.600 – 7.800 đ/kg

Thị trường miền Bắc

Theo thông tin cập nhật từ ngày 1/6 – 9/6 có tất cả khoảng 3538 tấn phân bón các loại xuất/nhập tại khu vực cảng Hải Phòng. Trong đó, có 2 tàu ure Trung Quốc với tổng trên 1600 tấn cập cảng

II/ THỊ TRƯỜNG DAP

Thế giới: Thị trường DAP thế giới vẫn tiếp tục xuất hiện các giao dịch mới trong khi nguồn cung dồi dào đặc biệt từ thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên trong tuần này, giá DAP đã đảo chiều tăng tại một số khu vực bởi nhu cầu gia tăng mạnh tại thị trường Brazil và Mỹ.

Ấn Độ liên tục phát hành các hồ sơ mời thầu mới. Cuối tuần trước, NFL (Ấn Độ) phát hành phiên mời thầu nhập khẩu 60.000 tấn DAP đen. Hàng hóa sẽ được giao tại cảng Kandla/Mundra trong tuần đầu tháng 9/2014. Hạn cuối cùng nhận hồ sơ dự thầu là 7/7/2014.

Trong tuần trước, giá DAP tại một số khu vực thế giới có xu hướng gia tăng nhẹ. Tại Tampa, giá DAP đã tăng 5 USD/tấn, lên 450 ISD/tấn FOB; tại Maroc tăng 20-25 USD/tấn, lên 490-505 USD/tấn FOB.

Tại thị trường nội địa Trung Quốc, giá DAP nhà máy cuối tuần này đã đảo chiều tăng 10 NDT/tấn, lên mức 2500 NDT/tấn, sau đó tạm chững trong 3 ngày đầu tuần này.

Nhu cầu vẫn còn khá cao tại một số nước, bên cạnh đó nhiều nhà sản xuất DAP lớn tại Trung Quốc sẵn sàng cắt giảm sản xuất để giảm sản lượng nhằm tránh mức giá xuống quá thấp. Theo đó, mặc dù nguồn cung hàng DAP Trung Quốc hiện vẫn đang khá lớn bởi đang trong giai đoạn thuế xuất khẩu ở mức thấp nhưng nhiều khả năng giá DAP sẽ khó giảm mạnh trong thời gian tới.

Trong nước:

Trong kỳ này, DAP là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất, tăng mạnh trên 400% so với kỳ nhập khẩu trước. Nguyên nhân bởi bắt đầu từ 16/5, Trung Quốc bước vào giai đoạn thuế xuất khẩu DAP ở mức thấp. Tuy nhiên phải từ ngày 19/5 trở đi, hoạt động nhập khẩu mới thực sự sôi động. Ngoài DAP thì nhập khẩu Kali trong kỳ này cũng đã tăng khá mạnh, tăng gần 300% cả về lượng và kim ngạch so với kỳ nhập khẩu trước, đạt 45,63 nghìn tấn – vươn lên đứng vị trí thứ 2 sau DAP. Bên cạnh đó, lượng nhập khẩu Ure trong kỳ này cũng tăng lên tới 7,26 nghìn tấn – tăng mạnh so với mức chỉ 0,41 nghìn tấn tại kỳ nhập khẩu trước.

Gía DAP tại chợ Trần Xuân Soạn:

DAP xanh Trung Quốc: 11.500- 11.600 đ/kg

DAP xanh 60% T.Quốc: 10.500 – 10.600 đ/kg

DAP Korea đen: 14.700-14.800 đ/kg

DAP TQ nâu: 10.400 đ/kg

DAP Philippin: 14100-14200 đ/kg

III/ THỊ TRƯỜNG KALI

Giá Kali thế giới tại một số khu vực thế giới vẫn tiếp tục được điều chỉnh tăng bởi nhu cầu vẫn còn khá lớn tại một số nước trong khi tồn kho đang có xu hướng suy giảm mạnh.

Tại khu vực Brazil, nhu cầu Kali vẫn còn khá lớn. Các nhà cung cấp hi vọng giá Kali tháng 6 tại khu vực này có thể ở mức 360 USD/tấn CIF, tuy nhiên hiện giá chỉ vào khoảng 350 USD/tấn CIF.

Trong tuần trước, tại khu vực Trung Tây Mỹ, giá MOP đã tăng 2,50 USD/tấn, lên mức 387,50 NDT/tấn; tại Vancouver: 270-315 USD/tấn FOB; CIS: 230-320 USD/tấn FOB; Israel: 280 USD/tấn FOB; Brazil: 350-360 USD/tấn CIF – không đổi.

Tại thị trường Trung Quốc, nhu cầu phân bón vẫn còn ở mức thấp. Giá MOP nội địa tiếp tục được điều chỉnh giảm nhẹ. Trung bình tuần này, giá MOP giảm 6 NDT/tấn so với trung bình tuần trước, xuống 2075 NDT/tấn.

Giá Kali tại chợ Trần Xuân Soạn:

Kali CIS bột Apromaco: 7350-7400 đ/kg

Kali Israel                     : 7350-7400 đ/kg

Kali Canada                   : 7500-7550 đ/kg

Kali CIS miểng Apromaco: 8150-8250 đ/kg

Giá Kali tại Quy Nhơn:

Kali CIS bột Apromaco: 7350-7400 đ/kg

Kali Israel                      : 7250-7300 đ/kg

Kali Canada                   : 7300-7350 đ/kg

Kali CIS miểng Apromaco: 8150-8250 đ/kg

Giá Kali tại Hải Phòng:

Kali CIS bột Apromaco: 7.500-7.550 đ/kg

Kali Israel                     : 7300-7350 đ/kg

Kali Canada                   : 7400-7500 đ/kg

Apromaco

Tin liên quan