x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Tin tức

Tình hình giá cả phân bón Quốc tế đến ngày 07/03/2009

- Đã có các cuộc phỏng vấn về vấn đề này, tất cả các nhà cung cấp đều có chung nhận định đây là tín hiệu tốt. Rõ rằng rằng tại Hội nghị của FMB tuần trước diễn ra ở Bắc Kinh, nhiều người cảm thấy giá 900-1000 đô/tấn cfr sẽ không trở thành hiện thực trong điều kiện kinh tế và nhu cầu ít như hiện nay.

Thị trường phân bón trong nước tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2009

Tại Công ty Phân lân Nung chảy Văn Điển, trước Tết giá bán phân lân 2.700 VND/kg, nay 2.400 VND/kg. Ngoài ra, để chia sẻ khó khăn với bà con nông dân, công ty còn đang có chương trình trợ giá 100.000 – 400.000 VND cho cước vận chuyển mỗi tấn phân bón tuỳ theo địa bàn.

Giá phân bón sẽ tăng mạnh ?

Theo giới kinh doanh vật tư nông nghiệp tại thành phố, thời gian qua, giá phân bón luôn tăng giảm khó đoán. Dự báo, giá một số loại phân bón sẽ tăng trong thời gian tới. Song, mức tăng sẽ không nhiều như năm 2008. Ông Nguyễn Văn Em, chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp Tư Em ở xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, cho rằng: “Nguồn cung các loại phân bón trong nước hiện đang rất dồi dào và dễ mua hàng. Nhà nông không phải lo về tình trạng thiếu hàng, sốt giá như hồi tháng 4, tháng 5-2008”.

Loạn phân kali giả

Trước tình hình trên, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết: Sắp tới sẽ kiểm tra đột xuất một số cơ sở sản xuất, nếu phát hiện sai phạm sẽ lập tức xử lý và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng đích danh tên doanh nghiệp, cơ sở làm giả phân bón.

Ý kiến của những người trong cuộc: Phân bón là ngành kinh doanh có điều kiện?

Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Bùi Bá Bổng cũng cho rằng cần nhanh chóng ban hành quy chuẩn về cơ sở SXPB. Theo thứ trưởng, Bộ NN-PTNT luôn coi việc quản lý chất lượng phân bón là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Do đó sẽ xây dựng và sớm ban hành chiến lược dài hạn về sử dụng, sản xuất phân bón ở VN từ nay đến 2020, thông qua Luật Phân bón. Ngay trong quý 2 này, Bộ sẽ chỉ đạo làm cuộc tổng điều tra toàn bộ 300 DN sản xuất phân bón để tìm ra năng lực thực sự của từng DN, nhu cầu phân bón của nông dân, khả năng đáp ứng của các DN. Từ đó sẽ làm cơ sở ban hành quy chuẩn về sản xuất phân bón để rà soát những Cty nào không đáp ứng được thì phải đóng cửa.

Mất hàng nghìn tỷ đồng vì phân bón giả

“Công tác thanh, kiểm tra hiện nay chỉ nhắm vào đại lý kinh doanh phân bón mà không tập trung vào cơ sở sản xuất. Thời gian kiểm tra thì quá dài nên khi có kết quả thì một lượng lớn phân bón kém chất lượng đã được tiêu thụ”, ông Phong nói. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao tiến bộ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, đề nghị: “Phải thường xuyên công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng các sản phẩm phân bón không đạt chuẩn để tránh bớt thiệt hại cho nông dân”.

“Tuyên chiến” với phân bón giả

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt về công tác kiểm tra phân bón năm 2008, cả nước có trên 300 DN sản xuất và kinh doanh phân bón với trên 3.000 loại sản phẩm khác nhau. Qua lấy mẫu kiểm tra tại 22 tỉnh thành trên toàn quốc cho thấy kết quả gần 50% số mẫu phân bón kém chất lượng. Một số địa phương có tỉ lệ phân bón kém chất lượng trên 50% như Vĩnh Long (52,7%), Trà Vinh (57,14%), Bến Tre (67,64%), Phú Yên (75%), Ninh Thuận (60%), Đồng Nai (65%). Nhìn chung các chỉ tiêu dinh dưỡng giảm thường 5-10%, một số loại giảm tới 40-50%.

Tràn lan phân bón kém chất lượng

Trước bức xúc đó, Cục Trồng trọt đề nghị cần có pháp lệnh về quản lý và nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón, với mức tiền phạt đủ sức ngăn ngừa tái phạm vi phạm. Bởi phân bón làm tăng năng suất cây trồng từ 35-45%, cứ 3 người sống trên hành tinh này thì có một người sống nhờ tăng năng suất cây trồng.

Tình hình nhập khẩu phân bón tháng 1/2009

Giá nhập khẩu phân bón trung bình trong tháng 1/2009 đạt 329 USD/tấn, tăng 15 USD/tấn so với tháng trước nhưng lại giảm 28 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 1/2009 ngoại trừ giá ure tăng còn lại giá nhập khẩu các loại phân bón khác đều giảm so với giá nhập khẩu tháng cuối năm 2008. Cụ thể: DAP giá nhập trung bình giảm 49 USD/tấn, còn 403 USD/tấn; NPK giảm 129 USD xuống còn 394 USD/tấn, SA giảm 10 USD/tấn xuống còn 118 USD/tấn.

Thị trường phân bón trong nước tuần đến ngày 28/2/2009

Trong tuần qua, giá phân bón ure tại Lâm Đồng ổn định, DAP Trung quốc tiếp tục giảm 5000 đ còn 8500 đồng/kg. Đồng Nai giá phân ure tăng 100đ lên 6300 đ/kg, Kali tăng 200-300 đ lên 12,800-13.000 đ/kg, NPK phi giảm 200đ còn 9800 đ/kg. Tại Tiền Giang giá phân ure tăng lại 400đ lên 6400 đ/kg.

Thị trường phân bón 2009: Ít có khả năng đầu cơ

Chia sẻ với thông tin trên, anh Vũ Khánh Thiện, Phó ban Thương mại Thị trường Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất dầu cho hay: Mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn phân bón các loại, tính bình quân mỗi tháng cả nước sẽ phải nhập khoảng 400.000 tấn. Vì vậy, số liệu nhập khẩu nêu trên không có gì phải “báo động”.