x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Tổng quan thị trường phân bón cuối quý I/2013

1/ Tình hình thị trường

+ Sản xuất phân Urê tháng 3/2013 ước đạt 173,90 nghìn tấn, tăng 5,97% so với tháng trước. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2013, sản xuất phân Urê đạt khoảng 501,7 nghìn tấn, tăng 62,25% so với cùng kỳ năm 2012.

+ Sản xuất phân hỗn hợp NPK tháng 3/2013 ước đạt 208,80 nghìn tấn, tăng 38,37% so với tháng trước. Lũy kế 3 tháng đầu năm, sản xuất NPK đạt khoảng 558,4 nghìn tấn, tăng 66,51% so với 3 tháng đầu năm 2012.

- Diễn biến giá

Giá phân bón trong nước nửa cuối tháng 3/2013 tiếp tục tăng nhưng đà tăng giảm dần. Nhu cầu phân bón cho vụ Đông Xuân ở miền Bắc và miền Trung đều tăng, một số địa phương tại các tỉnh phía Nam bắt đầu chuẩn bị vụ lúa hè thu khiến giá Urê tăng nhẹ. Cụ thể giá phân bón tại một số địa phương như sau:

Tại các tỉnh phía Bắc, giá Urê Phú Mỹ tăng 100 đồng/kg, lên 9.750 – 9.850 đồng/kg; giá Urê TQ tăng 50 đồng/kg, lên 9.200 – 9.250 đồng/kg.

Tại Đà Nẵng, giá Urê Phú Mỹ tăng 75 đồng/kg, lên là 9.700 – 9.750 đồng/kg; Urê TQ tăng 50 đồng/kg, lên 9.350 đồng/kg.

Tại Quy Nhơn giá Urê Phú Mỹ tăng 125 đồng/kg, lên 9.650 đồng/kg; Urê TQ ổn định ở mức 9.000 – 9.100 đồng/kg.

Tại TP.Hồ Chí Minh, giá Urê Phú Mỹ tăng 100 đồng/kg, lên 9.500 – 9.600 đồng/kg, giá Urê Trung Quốc tăng 50 đồng/kg, lên 9.300 đồng/kg.

Tại Tiền Giang, giá Urê Phú Mỹ tăng 100 đồng/kg, lên 9.800 đồng/kg; giá Urê Trung Quốc là 9.100 đồng/kg.

Nhu cầu phân bón cho vụ hè thu tại các tỉnh phía Nam bắt đầu tăng, nhưng do nguồn cung dồi dào, giá nguyên liệu, tỷ giá ổn định nên giá phân bón trong nước ngừng tăng.

2/ Lượng hàng nhập khẩu

Ước tính khối lượng phân bón nhập khẩu các loại trong tháng 3 năm 2013 đạt 273 nghìn tấn với kim ngạch ước đạt 102 triệu USD, tăng 17,6% về lượng nhưng lại giảm 1,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đưa khối lượng nhập khẩu phân bón 3 tháng đầu năm 2013 đạt 778 nghìn tấn và 314 triệu USD, tăng 28,0% về lượng và 20,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, Urê nhập khẩu ước đạt 14 nghìn tấn với kim ngạch nhập khẩu 5 triệu USD, giảm 69,1% về lượng và giảm 70,4% về kim ngạch so cùng kỳ năm 2012; phân SA ước đạt 269 nghìn tấn với kim ngạch nhập khẩu 50 triệu USD, tăng 21,4% về lượng nhưng giảm 8% về kim ngạch; phân DAP ước đạt 147 nghìn tấn với kim ngạch đạt 87 triệu USD, tăng 56% về lượng và tăng 58,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2013.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, nhập khẩu phân bón trong kỳ từ 19/3 – 4/4/2013 đạt 134,9 nghìn tấn với kim ngạch 50,2 triệu USD, giảm 11,7% về lượng và giảm 32,4% về kim ngạch so với kỳ trước.

 

Chủng loại Kỳ từ 19/3 – 04/4/2013 Kỳ từ 5/3 – 21/3/2013 So với kỳ 5/3 – 21/3/2013 (%)
Kim ngạch Lượng Kim ngạch Lượng Kim ngạch Lượng
Tổng 134.978 50.241 152.896 74.310 -11,7 -32,4
DAP 30.429 16.404 46.280 24.386 -34,3 - 2,7
SA 55.086 16.404 46.196 19.633 19,2 -41,4
NPK 17.237 8.516 11.541 5.556 49,4 53,3
Kali 10.622 4.774 14.414 6.654 -26,3 -28,2
Urê 9.641 3.371 4.061 1.535 137,4 119,6
Phân bón lá 147 536 274 588 -46,2 -9,0
Loại khác 11.816 5.131 30.131 15.957 -60,8 -67,8

3/ Thị trường phân bón thế giới

3.1. Diễn biến giá cả:

Giá Urê trên thị trường thế giới nửa cuối tháng 3/2013 tiếp tục giảm do nhu cầu giảm tại Mỹ, châu Âu và một số nước tại Đông Nam Á, trong khi nguồn cung tăng do tồn kho tại một số nước ở mức cao. Tại Yuzhny giá Urê hạt trong giảm 1,9% xuống còn 380-385 USD/tấn; tại Ai Cập giá Urê hạt đục giảm 2,2% xuống còn 395-397 USD/tấn. Giá một số chủng loại phân bón cụ thể như sau:

Tại Yuzhny giá Urê hạt trong giảm 1,9% so với kỳ trước, xuống còn 380-385 USD/tấn (FOB); tại Baltic giảm 0,4% xuống còn 370-375 USD/tấn; tại Brazil giảm 1,2% xuống còn 400-410 USD/tấn (CFR).

Giá Urê hạt đục tại Ai Cập giảm 2,2% xuống còn 450-455 USD/tấn; tại Vịnh Mỹ giảm 2,3% xuống còn 430-435 USD/tấn; tại Iran giảm 1,3% xuống còn 390-395 USD/tấn; tại Vịnh Ả Rập giảm 1,2% xuống còn 395-430 USD/tấn (CFR).

Giá Ammonia vẫn duy trì ở mức cao, nhưng dự báo giá Ammonia sẽ giảm nhẹ trong thời gian tới do nhu cầu giảm trong khi nguồn cung khá dồi dào.

Cung cầu phân bón Urê trên thế giới vẫn tiếp tục chiều hướng cung lớn hơn cầu. Điều này khiến giá Urê khó có thể tăng giá trong ngắn hạn, thậm chí giá Urê có thể tiếp tục giảm. Nhu cầu tại Mỹ Latinh trong tháng 4 có tăng nhưng mức tăng không đáng kể. Các nhà sản xuất phân đạm tại Trung Đông đang hy vọng vào các đơn đặt hàng của Ấn Độ và Pakistan tuy nhiên chưa có dấu hiệu khả quan.

Nguồn : TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI -

PHÒNG THÔNG TIN II

Tin liên quan