x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Trung tâm trọng Tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phán quyết công nhận hoà giải thành giữa Apromaco và Swiss Singapore về tranh chấp thương mại. Trung tâm trọng Tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phán quyết công nhận hoà giải thành giữa Apromaco và Swiss Singapore về tranh chấp thương mại.

Trong hoạt động kinh doanh, nhất là kinh doanh thương mại Quốc tế, các tranh chấp thương mại thường nảy sinh và rất đa dạng đòi hỏi doanh nghiệp phải có kiến thức sâu rộng về nghiệp vụ thương mại nói chung và kỹ năng xử lý các tình huống cho phù hợp mới có thể đảm bảo được lợi ích hợp pháp của mình. Các tranh chấp giữa người mua và người bán chủ yếu và thường xảy ra nhất ở hai lĩnh vực ” hàng” và ” tiền” vì đây cũng chính là các nội dung liên quan đến trách nhiệm cơ bản của người bán ” giao hàng và nhận tiền” và người mua “nhận hàng và trả tiền”. Trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản này được thể hiện trong tất cả các quy định của pháp luật Quốc tế: Công ước Quốc tế về mua bán hàng hoá, tập quán thương mại Quốc tế: Incorterms, pháp luật Việt Nam: Bộ Luật dân sự, Luật Thương Mại..

 

Trong kinh doanh phân bón Quốc tế cũng thường xuyên xảy ra các tranh chấp như vậy nhất là trong trường hợp thị trường Quốc tế có biến động lớn về giá hay nguồn cung cấp. Các bên tham gia thường có xu hướng tìm kiếm, kiến tạo và vận dụng những lý do khách quan, bất khả kháng, và những “kỹ thuật” khác nhằm chứng minh hành vi đã thực hiện thuộc những trường hợp được miễn trách để chối bỏ trách nhiệm.

 

Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh phân bón hoá học của Apromaco trong những năm qua cho thấy các tranh chấp phát sinh rất đa dạng cả về phần hàng hoá: chất lượng hàng, số lượng, trọng lượng hàng, tình trạng bao bì hàng hoá, thời gian giao hàng, phương thức giao nhận hàng,..và phần tiền: chứng từ phù hợp hoặc không phù hợp, thanh toán chậm, chỉ thanh toán một phần hoặc từ chối thanh toán toàn bộ… Phần lớn tranh chấp đều giải quyết được và có những tranh chấp rất khó giải quyết kể cả sau khi đã đưa ra các cơ quan pháp luật. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quan trọng nhất là thương lượng hoà giải. Tất nhiên việc thương lượng phải trên cơ sở thiện chí của cả hai bên và theo nguyên tắc “win-win” chứ không thể chỉ có một bên thiện chí hoặc theo nguyên tắc “win-lose” hay “lose-lose”.

 

Quán triệt nguyên tắc này và với thiện chí của một đơn vị có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phân bón, Apromaco đã giải quyết thành công nhiều tranh chấp tưởng chừng không thể giải quyết được do ban đầu hai bên đã không thể ngồi lại với nhau để đàm phán hoặc quan điểm của hai bên quá khác biệt. Suy cho cùng, đối với doanh nghiệp thì buộc phải cân đối “thiệt hơn” giữa thương lượng hay khởi kiện vì nếu khởi kiện thì đương nhiên sẽ mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Việc đưa vụ việc ra các cơ quan pháp luật để giải quyết là việc làm “cực chẳng đã” và chỉ tiến hành khi mà việc thương lượng là không thể được do một trong hai bên hoặc cả hai bên không có thiện chí hoặc sự khác biệt về lợi ích là quá lớn.

 

Vụ việc với Swiss Singapore trong Hợp đồng xuất khẩu 15.000 tấn Urea Trung Quốc xảy ra từ cuối năm 2011, tại thời điểm mà giá Urea trên thị trường thế giới đột ngột lao dốc, Swiss Singapore đã không điều tàu đến nhận hàng mặc dù Apromaco đã chuẩn bị hàng đầy đủ đầy đủ. Trong thư gửi Apromaco, Swiss Singapore nói rằng việc Swiss Singapore không điều tàu đến nhận hàng là do sự kiện bất khả kháng, ngoài tầm kiểm soát của Swiss Singapore. Đây là một dạng tranh chấp điển hình và thường xảy ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam bán hàng theo điều kiện FOB khi giá Quốc tế giảm đột ngột. Việc thương lượng và giải quyết tranh chấp cũng rất phức tạp, kéo dài vì tổn thất của bên bán là rất lớn do phải giải quyết hậu quả là buộc phải tìm thị trường, khách hàng khác để bán lại một lượng hàng hoá lớn trong khi thị trường bị đình trệ, giá giảm mạnh và sức cầu rất yếu.

 

Sau gần hai năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp, ngày 19/9/2013 tại Hà Nội, Trung tâm Trọng Tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã phán quyết công nhận hoà giải thành giữa Apromaco và Swiss Singapore, chính thức khép lại vụ việc kéo dài để nhường chỗ cho các cơ hội kinh doanh trong quan hệ hợp tác giữa hai bên. Theo đó, Swiss Singapore sẽ bồi thường cho Apromaco một khoản tiền hợp lý để bù đắp lại những tổn thất mà Swiss Singapore đã gây ra cho Apromaco. Buổi thương thảo với đầy tinh thần trách nhiệm của 2 bên, và với tinh thần cầu thị, hai bên đã thông cảm và hiểu biết thêm về nhau, cùng nhau thống nhất về số liệu bồi thường, bỏ qua cản trở này để hướng tới một niềm tin mới trong quan hệ hợp tác ở tương lai.

Hội đồng trọng tài đánh giá cao tinh thần thiện chí hoà giải của 2 bên và tin tưởng rằng hai bên sẽ thực hiện nghiêm nội dung trong Biên bản hoà giải, khép lại tồn tại cũ, để tái lập quan hệ trong hợp tác kinh doanh mới.

 

Ảnh: Ông Nguyễn Tiến Dũng – Chủ tịch kiêm TGĐ Apromaco nhận Phán quyết công nhận hoà giải thành từ VIAC.

Mr. Anant Chhajed đại diện Swiss Singapore nhận phán quyết.

Đỗ Đức Hùng

Tin liên quan