1/ Diễn biến thị trường trong nước
Thị trường phân bón nửa đầu tháng 10/2012 vẫn khá trầm lắng, giao dịch cầm chừng, giá phân bón tại một số địa phương tiếp tục giảm nhẹ. Nhu cầu phân bón vẫn ở mức thấp bởi đã qua đợt chăm bón ảnh hưởng mưa trên diện rộng từ khu vực miền Trung Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong khi tại các tỉnh miền Bắc lại đang vào chính vụ thu hoạch. Cụ thể giá các loại phân bón tại một số địa phương như sau:
Tại các tỉnh phía Bắc giá các chủng loại phân bón vẫn ổn định. Urê Phú Mỹ dao động từ 9.600 – 9.700 đồng/kg.
Tại Đà Nẵng giá Urê Phú Mỹ giảm 1% xuống còn 9.700 đồng/kg; tại Quy Nhơn giảm 0,8% xuống còn 9.700 – 9.800 đồng/kg. Thị trường phân bón tại Quy Nhơn, Đà Nẵng chỉ thực sự sôi động từ cuối tháng 11 trở đi vì đây là thời kỳ xuống giống vụ Đông Xuân nên nhu cầu phân bón tăng.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, giá Urê Phú Mỹ liên tục giảm, giá Urê TQ giảm 1,1%, xuống còn 8.900 – 9.000 đồng/kg; Urê Phú Mỹ giảm 4,3%, xuống 9.400 – 9.450 đồng/kg; Tương tự, giá Urê Cà Mau giảm 0,67%, xuống còn 9.000 – 9.030 đồng/kg.
Tại Tiền Giang giá Urê Phú Mỹ giảm 1,98% xuống còn 9.900 đồng/kg.
2/Tình hình xuất khẩu phân bón 9 tháng đầu năm 2012
Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu phân bón của Việt Nam trong tháng 9/2012 đạt 80 nghìn tấn với kim ngạch đạt 33,5 triệu USD, tăng 10,7% về lượng và tăng 6,4% về kim ngạch so với tháng trước. Như vậy, sau 2 tháng giảm liên tiếp, xuất khẩu phân bón của nước ta đã tăng trở lại. Tính đến hết tháng 9/2012, xuất khẩu phân bón của nước ta đạt trên 1 triệu tấn với kim ngạch đạt 430 triệu USD, tăng 52,6% về lượng và tăng 55,% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
3/ Tình hình nhập khẩu phân bón
Tình hình nhập khẩu tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2012 Theo số liệu chính thức của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón trong tháng 9/2012 đạt 330,8 nghìn tấn với kim ngạch đạt 133,6 triệu USD, giảm 5,3% về lượng và giảm 8,2% về kim ngạch so với tháng trước. Tính chung 9 tháng đầu năm 2012, nhập khẩu phân bón đạt 2,75 triệu tấn, kim ngạch 1,18 tỷ USD, giảm 9,3% về lượng và giảm 4,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2011.
4/ Thị trường thế giới
Thị trường Urê thế giới nửa đầu tháng 10/2012 biến động trái chiều. Tại Yuzhny, giá Urê hạt trong giảm 1,3%, xuống còn 385 – 390 USD/tấn; tại Baltic giảm 1,3%, xuống còn 385 – 390 USD/tấn; tại Brazil giảm 0,8%, xuống còn 414 – 418 USD/tấn. Tại Vịnh Mỹ giá Urê hạt đục cũng giảm 1,6% xuống còn 460 – 471USD/tấn.
Trong khi đó, tại thị trường Trung Quốc sau tuần nghỉ lễ Quốc Khánh giá Urê hạt trong đã tăng trở lại với mức tăng 0,9%, lên 375 – 377 USD/tấn; Tại Ai Cập giá Urê hạt đục cũng tăng 0,5%, lên 459 – 460 USD/tấn; tại Mỹ tăng 1%, lên 470 – 476 USD/tấn (CFR); tại Vịnh Ả rập tăng 2,8%, lên 410 – 444 USD/tấn; Iran tăng 2,7%, lên mức 380 -385 USD/tấn vẫn ổn định. Trong khi đó, tại Vịnh Mỹ lại giảm 1,6% xuống còn 460 – 471USD/tấn.
Thị trường DAP tiếp tục ảm đạm, giá vẫn giảm, tại Baltic giá DAP giảm 2,6% xuống còn 550 – 570 USD/tấn (FOB); tại Trung Quốc giảm 7,4% xuống còn 515 – 520 USD/tấn; tại Tampa giảm 0,9% xuống còn 450 – 455 USD/tấn; tại Mỹ tăng 0,7% lên mức 530 – 545 USD/tấn.
Trong khi đó, do nguồn cung hạn hẹp trong khi nhu cầu vẫn cao khiến giá Ammonia tiếp tục duy trì ở mức cao. Tại Trung Đông, giá Ammonia được chào bán trên 700 USD/tấn (FOB), mức cao nhất kể từ tháng 10/2008. Tại FSU giá tăng 4%, lên mức 650 USD/tấn. Tại Bắc Mỹ giá Ammonia vẫn giữ vững ở mức 705 USD/tấn. Giá một số chủng loại phân bón cụ thể như sau:
Tham khảo giá một số chủng loại phân bón trên thị trường thế giới nửa đầu tháng 10/2012
(so sánh với cuối tháng 9/2012)
(ĐVT: USD/tấn)
5/ Về doanh nghiệp nhập khẩu
Trong kỳ từ 25/9 – 11/10/2012, có 100 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu phân bón với tổng kim ngạch đạt 56 triệu USD. Trong đó, Công ty cổ phần Tập Đoàn Đầu Tư Long Hải là doanh nghiệp có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất với 10,8 triệu USD, tăng 72% so với kỳ trước. Công ty TNHH Việt Hóa Nông đứng thứ 2 đạt 4,1 triệu USD, giảm 41% so vối kỳ trước. Công ty Cổ phần Vật tư Nông Sản đứng vị trí thứ 3 với 3,8 triệu USD, Đáng chú ý, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình có mức tăng trưởng khá mạnh đạt 3,3 triệu USD, tăng 169,9% so với kỳ trước. Tiếp theo đó là Công ty TNHH Yara Việt Nam cũng có mức tăng trưởng mạnh, đạt hơn 2 triệu USD, tăng 108% so với kỳ trước đó; Công ty cổ phần Voi Vàng tăng 458% so với kỳ trước, đạt hơn 1 triệu USD.
Nguồn Trung tâm Công Nghiệp & TM Việt Nam – VITIC
-
ĐOÀN KHÁCH HÀNG TỈNH THÁI NGUYÊN, BẮC KẠN THAM QUAN VÀ LÀM VIỆC TẠI NHÀ MÁY LÀO CAI
Với mục đích tăng cường hiểu biết lẫn nhau và chuẩn bị kế hoạch cung ứng, tiêu thụ các sản...
-
CHÍNH THỨC ÁP THUẾ GTGT 5% ĐỐI VỚI PHÂN BÓN
Ngày 26 tháng 11 năm 2024, Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 đã được Quốc hội nước Cộng hoà...
-
APROMACO TỔ CHỨC HỘI NGHỊ KHÁCH HÀNG KHU VỰC NGHỆ AN – HÀ TĨNH TẠI ĐÀ NẴNG
Nhằm chuẩn bị cung ứng phân bón cho bà con nông dân trong vụ Đông Xuân 2024-2025, Công ty Cổ...
-
APROMACO THÔNG BÁO VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ỨNG PHÓ VỚI CƠN BÃO SỐ 3 NĂM 2024 (BÃO YAGI)
Theo thông tin mới nhất về cơn bão số 3 (YAGI), là cơn bão có cường độ rất mạnh, mức...
-
NẾU ÁP THUẾ VAT 5% VỚI PHÂN BÓN, NÔNG DÂN SẼ CHỊU THIỆT?
Chính phủ đề xuất áp thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% với phân bón, song cơ quan thẩm tra...
-
ĐẠI HỘI HIỆP HỘI PHÂN BÓN VIỆT NAM KHÓA VI (2024 – 2029)
Ngày 2 tháng 8 năm 2024 tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hiệp hội Phân bón Việt Nam (Fertilizer Association...