Việc bãi bỏ Quy hoạch Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo được kỳ vọng giúp nhiều DN Việt thoát cảnh sang Singapore để xuất khẩu.
Bãi bỏ Quy hoạch Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
Ngày 4/1, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký quyết định bãi bỏ Quy hoạch Thương nhân Kinh doanh và xuất khẩu gạo – quy định đang bị phàn nàn là gây khó doanh nghiệp.
Trước đó ngày 19/9/2016, trên cơ sở đánh giá tình hình thực tiễn triển khai thực hiện Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đã có công văn số 8768/BCT-XNK kiến nghị Chính phủ xem xét, cho phép bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo ban hành kèm theo Quyết định số 6139/QĐ-BCT.
Việc bãi bỏ Quy hoạch Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo được kỳ vọng giúp nhiều doanh nghiệp Việt thoát khỏi cảnh sang Singapore để xuất khẩu. |
Theo quyết định này, các tiêu chí, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo ban hành kèm theo Quyết định số 6139/QĐ-BCT đã được chính thức bãi bỏ.
Cụ thể sẽ bỏ quy định khống chế số lượng tối đa 150 đấu mối xuất khẩu gạo, quy định khống chế địa bàn đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát thóc gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo tại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy định tiêu chí thành tích xuất khẩu gạo.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, kể từ cuối thập kỷ 80 đến nay, ngành lúa gạo của Việt Nam đã phát triển liên tục theo định hướng gia tăng sản lượng. Sự gia tăng gần như liên tục này trong suốt hơn 2 thập kỷ qua đã giúp Việt Nam không những đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn liên tục là một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Vấn đề đặt ra hiện nay là sản lượng lúa tăng nhưng không kèm theo sự cải thiện thu nhập của người nông dân.
Bộ Công Thương nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến xuất khẩu gạo giảm nhưng trong đó đáng chú ý là nhiều thị trường nhập khẩu chính đã từ bỏ nhập khẩu diện Nghị định thư như Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Banglades do đó xuất khẩu gạo chỉ phụ thuộc vào các doanh nghiệp đầu mới và thương nhân (diện tiểu ngạch).
Thêm vào đó, trên thị trường xuất khẩu gạo vẫn còn thiếu vắng các liên kết ngang giữa các công ty và liên kết dọc với các công ty cung ứng đầu vào cho sản xuất. Xu hướng xây dựng vùng nguyên liệu hiện được thực hiện rất “gượng ép” do các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn cung sẵn có trên thị trường, sản phẩm xuất khẩu không có sự khác biệt lớn, rủi ro về lợi nhuận cao do thị trường đầu ra không ổn định.
Cùng với đó, các chính sách được thiết kế cũng bộc lộ nhiều bất cập và không đạt được kết quả như kỳ vọng, trong đó có quy định về điều kiện thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo…
Trước đó, hồi tháng 11/2016, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đưa kiến nghị Quốc hội bãi bỏ thêm một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó có ngành kinh doanh xuất khẩu gạo.
VCCI cho biết, gạo được xem là loại hàng hóa liên quan đến an ninh lương thực quốc gia, vì vậy các chính sách quản lý đặc thù liên quan gạo có thể là cần thiết. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành đã có nhiều quy định để đảm bảo an ninh quốc gia, quốc phòng và các lợi ích công cộng liên quan đến sản phẩm gạo.
Cụ thể, việc cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu, các yêu cầu về dự trữ lưu thông… đã được quy định khá rõ trong Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Do đó, yêu cầu về điều kiện đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo để đảm bảo cho lợi ích công cộng là chưa phù hợp.
Doanh nghiệp Việt sẽ không phải sang Singapore xuất gạo?
Quyết định trên của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh được kỳ vọng sẽ cởi bỏ những khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trên con đường xuất khẩu gạo.
Thực tế theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, thì doanh nghiệp phải có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, có ít nhất một cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ… Điều đáng nói, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đều không đủ những điều kiện trên.
Trường hợp doanh nghiệp tư nhân Cỏ May đang là một điển hình khi năm 2014, doanh nghiệp này phải ngậm ngùi đánh mất hợp đồng xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Singapore vì không đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 109/2010/ NĐ-CP của Chính phủ về kho chứa.
Để giải bài toán này, doanh nghiệp này đã phải thành lập một Công ty lấy tên là Cỏ May Singapore tại đảo quốc sư tử để nhập gạo của chính mình từ Việt Nam qua một đối tác được ủy thác xuất khẩu.
Trao đổi với báo chí, ông Phạm Hải Bằng, Giám đốc Cỏ May Singapore cho biết, đây là bước đi khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian để soạn thảo hợp đồng ký kết với đối tác xuất khẩu gạo và tốn thêm chi phí 2 USD Sing cho mỗi tấn gạo xuất đi, đó là chưa kể các chi phí hành chính, vận hành của Công ty Cỏ May tại Singapore.
Trước đó, Công ty gạo Việt Hưng cũng lựa chọn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến xay xát tại Campuchia để tiến hành các hoạt động xuất khẩu gạo.
Lý giải quyết định này, Giám đốc Công ty này chia sẻ, nếu đầu tư theo quy định của Nghị định 109/2010/ NĐ-CP thì doanh nghiệp không đủ tiềm lực. Trong khi đó, tại Campuchia,doanh nghiệp không phải có kho chứa, đáp ứng công suất nhà máy chế biến… khi tham gia xuất khẩu.
Hoàng Nam
Theo
-
Sau hoàn lưu bão số 3 (bão YAGI), miền Bắc đã có mưa rất lớn. Hiện nay mực nước tại...
-
APROMACO THÔNG BÁO VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ỨNG PHÓ VỚI CƠN BÃO SỐ 3 NĂM 2024 (BÃO YAGI)
Theo thông tin mới nhất về cơn bão số 3 (YAGI), là cơn bão có cường độ rất mạnh, mức...
-
NẾU ÁP THUẾ VAT 5% VỚI PHÂN BÓN, NÔNG DÂN SẼ CHỊU THIỆT?
Chính phủ đề xuất áp thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% với phân bón, song cơ quan thẩm tra...
-
ĐẠI HỘI HIỆP HỘI PHÂN BÓN VIỆT NAM KHÓA VI (2024 – 2029)
Ngày 2 tháng 8 năm 2024 tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hiệp hội Phân bón Việt Nam (Fertilizer Association...
-
Ngày 12/6/2024, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Bình đã có chuyến công tác, gặp...
-
BÀN VỀ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI THUẾ GTGT VỚI MẶT HÀNG PHÂN BÓN
Trong những ngày trung tuần tháng 6 này, thời tiết ở miền Bắc, miền Trung nhất là Thủ đô Hà...