I/ THỊ TRƯỜNG URE
Diễn biến: Hoạt động giao dịch, các phiên đấu thầu tại thị trường ure thế giới diễn ra khá sôi động. Tuy nhiên, giá ở mức khá thấp và có chiều hướng suy giảm. Nhu cầu tại Thái Lan đang dần hồi phục. Nhưng thị trường cũng sẽ phải đối mặt với áp lực nguồn cung khi khoảng gần 1 tháng nữa (1/7/2014), nguồn hàng ure Trung Quốc sẽ được tung ra thị trường khá mạnh mẽ do bước vào thời kỳ thuế xuất khẩu ở mức thấp. Do vậy, ngay cả khi lượng ure tại Ukraine có suy giảm do ảnh hưởng bởi nguồn khí đốt ngưng trệ thì khả năng tác động đến nguồn cung khó có thể mạnh. Trước những diễn biến của thị trường sắp tới đã làm các thương nhân kỳ vọng giá có thể sẽ tiếp tục duy trì theo xu hướng hiện nay. Tại phiên đấu thầu mua 6000 tấn ure hạt trong của Philipin ngày 21-22/5, hàng vận chuyển trong tháng 7/2014. Mức giá đạt được tại phiên đấu thầu này là 265 USD/tấn CFR – tương đương khoảng 237 USD/tấn FOB tại Trung Quốc – giảm mạnh so với mức 287-290 USD/tấn tại phiên đấu thầu ngày 16/5 của Ethiopia.
Vào đầu tuần này, Disagro/Incofe lựa chọn thay thế phương án có giá rẻ nhất cho hồ sơ thầu ngày 26/5 đó là kết hợp mua 20.000 tấn ure hạt trong với giá 313 USD/tấn CFR và 20.000 tấn SA với giá 146 USD/tấn CFR. Hàng hóa đều vận chuyển từ Trung Quốc vào đầu tháng 6/2014.
Nhu cầu ure trên thị trường cũng được hỗ trợ một phần nhu cầu hồi phục tại Thái Lan, theo đó các nhà cung cấp đang đẩy nhanh tiến độ giao hàng. Người mua Thái Lan mong muốn mức giá khoảng 300 USD/tấn CFR, chi phí vận chuyển từ Trung Đông đến Thái Lan đường biển vào khoảng 20 USD/tấn – theo đó mức giá sẽ vào khoảng 280 USD/tấn FOB Trung Đông.
Tại Việt Nam, trước những lo ngại về sự kiện giàn khoan Hải Dương của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông đang ngày càng gia tăng nguồn hàng phân bón, trong đó có các mặt hàng chính như: ure, Dap, SA…của Việt Nam từ Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng. 2 kịch bản: (1) giảm 50% lượng nhập khẩu các mặt hàng này từ Trung Quốc và (2) giảm 70% lượng nhập khẩu các mặt hàng này từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, cập nhật đến thời điểm trong tuần này thì thị trường phân bón Việt Nam hiện vẫn ở mức khá ổn định. Nhu cầu vẫn tiếp tục được bổ sung từ yếu tố vụ lúa Hè thu tại khu vực ĐBSCL và cây công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên…Thậm chí, giá các mặt hàng ure nội địa ở mức thấp và theo chiều hướng suy giảm.
Hiện nguồn cung ure nhập khẩu vẫn tiếp tục khá yếu. Trong kỳ từ 6/5-21/5, tổng nhập khẩu ure của Việt mới chỉ có khoảng 410 tấn, tiếp tục giảm tới 43,13% so với kỳ nhập khẩu trước (từ 20/4 – 5/5).
Từ tuần trước tới tuần này, nguồn hàng ure nhập khẩu về qua khu vực cửa khẩu miền Bắc cũng dường như không có. Tại khu vực cụm cảng Hải Phòng chỉ có 1 tàu ure Trung Quốc 805 tấn được nhập về tại ngày 22/5.
Nguồn cung nhập khẩu được bổ sung chậm, tuy nhiên nguồn cung sản xuất trong nước tiếp tục được gia tăng. Trong tuần này, giá một số mặt hàng ure sản xuất trong nước đồng loạt suy giảm tại nhiều địa phương. Nguyên nhân có thể ảnh hưởng bởi mức giá ure Trung Quốc hiện đang ở mức khá thấp.
Hiện giá ure Trung Quốc hạt trong đang được chào bán ở mức khá thấp, chỉ khoảng 6600 đồng/kg (đã có VAT), giá trước thuế 6285 đồng/kg – tương đương 298-299 USD/tấn tại Sài Gòn.
Ngoài ra, có doanh nghiệp ure Trung Quốc chào bán ure hạt trong hàng cuối tháng 7/2014 dao động từ 282-283 USD/tấn CFR (HCMC). Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam đang đàm phán ở mức 280 USD/tấn CFR. Thậm chí có doanh nghiệp Việt Nam cho rằng, có thể mức giá ure Trung Quốc cuối tháng 7 có thể sẽ chỉ ở mức 275 USD/tấn CFR (HCMC).
Tại chợ Trần Xuân Soạn, trong tuần này, giá ure Phú Mỹ giảm 50-250 đồng/kg so với cuối tuần trước, xuống dao động từ 7800-7850 đồng/kg; Ure Cà Mau, Ninh Bình đều giảm 100 đồng/kg, xuống các mức giá lần lượt 7600-7650 đồng/kg và 7300-7350 đồng/kg.
II/ THỊ TRƯỜNG DAP
Thị trường DAP thế giới vẫn tiếp tục sôi động bởi nhu cầu mua vào từ Ấn Độ và một số nước khác trong khi nguồn cung DAP từ Trung Quốc vẫn khá dồi dào.
Trong tuần này, thị trường DAP chứng kiến phiên đấu thầu mua 60.000 tấn DAP/MAP của RCF (Ấn Độ). Phiên đấu thầu này đóng cửa ngày 9/6/2014. Lịch trình hàng vận chuyển có thể có 2 phương án sau: (1): 4×15.000 tấn vận chuyển tới Mumbai. Lô hàng đầu tiên vận chuyển trong nửa đầu tháng 7/2014; lô hàng thứ 2 tại nửa sau tháng 7; 2 lô còn lại trong tháng 8; (2): 2*30.000 tấn vận chuyển tới Mumbai. Lô hàng đầu tiên vận chuyển trong nửa đầu tháng 7; lô thứ 2 vận chuyển tại nửa sau tháng 8.
Tuy nhiên điểm đáng chú ý đó là giá DAP tại một số khu vực trong tuần này đã đảo chiều tăng sau khi liên tục suy giảm trong những tuần trước. Nguyên nhân sự tăng giá này có thể do giá lưu huỳnh đã tăng trở lại sau khi giảm trong 2 tháng liên tiếp. Giá lưu huỳnh tại Trung Quốc đã tăng lên mức 130-170 USD/tấn CIF; tại Trung Đông, Vancouver, Hoa Kỳ giá lưu huỳnh cũng đã tăng thêm 10 USD/tấn FOB.
Tại thị trường Trung Quốc, giá DAP nội địa trong tuần này đã được điều chỉnh giảm nhẹ 9 NDT/tấn so với trung bình cả tuần trước.
Trên kênh xuất khẩu, lượng xuất khẩu DAP trong 4 tháng đầu năm 2014 đã tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Xuất khẩu DAP của Trung Quốc trong tháng 4/2014 đạt khoảng 170,40 nghìn tấn, kim ngạch 72,90 triệu USD, giá trung bình 427,93 USD/tấn. Lượng xuất khẩu DAP trong tháng 4/2014 này đã giảm 30,1% so với tháng trước nhưng đã tăng mạnh 204,3% so với cùng kỳ năm 2013. Tổng xuất khẩu DAP trong 4 tháng đầu năm 2014 đạt 793,30 nghìn tấn, tăng rất mạnh 266% so với cùng kỳ năm 2013.
III/ THỊ TRƯỜNG KALI
Nhu cầu Kali tại một số nước đang gia tăng mạnh như Pháp, Bỉ, Hà Lan nhằm đáp ứng cho vụ xuân đang diễn ra trong khi hàng tồn kho Kali tại khu vực Bắc Mỹ đang có xu hướng giảm mạnh. Giá Kali đã được điều chỉnh tăng một số khu vực. Nhiều thương nhân cho rằng giá Kali có thể còn tiếp tục tăng nhẹ trong thời gian tới.
Có 1 nhà sản xuất Kali tại Canada đã thông báo sẽ điều chỉnh tăng mức giá Kali mùa hè vận chuyển tới khu vực Trung Tây và Đồng bằng Mỹ. Nhà cung cấp này dự kiến sẽ tăng giá lên thêm 20 USD/st so với mức cuối tháng 2/2014 tại khu vực Trung Tây và Đồng bằng Mỹ. Việc gia tăng giá này theo nhận định của nhiều thương nhân có thể do nhà cung cấp dựa trên mức giá bán lẻ đang ở mức 390 USD/st FOB tại cả 2 khu vực. Các đơn hàng cho mùa hè phải được giao tới 10/6/2014.
Ngoài ra, điều đáng chú ý đó là Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận với hợp đồng mua 100.000 tấn MOP tiêu chuẩn với ICL ở mức giá 322 USD/tấn CIF.
Tại thị trường Trung Quốc, nhu cầu phân bón vẫn còn ở mức thấp. Giá MOP nội địa tiếp tục được điều chỉnh giảm nhẹ. Trung bình 3 ngày đầu tuần này, giá MOP tạm chững ở mức 2085 NDT/tấn, giảm 2 NDT/tấn so với giá trung bình tuần trước và giảm 17 NDT/tấn so với giá trung bình tháng 4/2014.
Apromaco
-
APROMACO THÔNG BÁO VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ỨNG PHÓ VỚI CƠN BÃO SỐ 3 NĂM 2024 (BÃO YAGI)
Theo thông tin mới nhất về cơn bão số 3 (YAGI), là cơn bão có cường độ rất mạnh, mức...
-
NẾU ÁP THUẾ VAT 5% VỚI PHÂN BÓN, NÔNG DÂN SẼ CHỊU THIỆT?
Chính phủ đề xuất áp thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% với phân bón, song cơ quan thẩm tra...
-
ĐẠI HỘI HIỆP HỘI PHÂN BÓN VIỆT NAM KHÓA VI (2024 – 2029)
Ngày 2 tháng 8 năm 2024 tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hiệp hội Phân bón Việt Nam (Fertilizer Association...
-
Ngày 12/6/2024, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Bình đã có chuyến công tác, gặp...
-
BÀN VỀ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI THUẾ GTGT VỚI MẶT HÀNG PHÂN BÓN
Trong những ngày trung tuần tháng 6 này, thời tiết ở miền Bắc, miền Trung nhất là Thủ đô Hà...
-
APROMACO TIẾP ĐÓN ĐOÀN ĐẠI BIỂU NITRON GROUP LLC VÀ LÀM VIỆC VỚI DAP-VINACHEM
Triển khai kế hoạch công tác năm 2024 đã được ký kết giữa Apromaco và Nitron Group LLC, từ 6-8/06/2024,...