x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Thị trường phân bón trong nước nửa đầu tháng 8/2012

Thị trường phân bón trong nước nửa đầu tháng 8/2012 vẫn tiếp tục ảm đạm, giao dịch nhỏ giọt. Giá Urê tiếp tục giảm mạnh tại một số địa phương, trong khi đó giá các loại phân bón khác không có nhiều biến động. Tình hình thị trường tại các địa phương như sau:

1/ Tại các tỉnh miền Bắc, nhu cầu ở mức cao do đang vào vụ chăm bón nhưng nguồn cung dồi dào khiến giá phân bón vẫn ổn định, riêng giá Urê Hà Bắc giảm 4,5% so với kỳ trước, xuống còn 10.500 đồng/kg.

Tại Đà Nẵng, nhu cầu giảm mạnh do vụ chăm bón đã kết thúc khiến giá Urê giảm mạnh. Giá Urê TQ giảm 7,8% xuống còn 10.200 đồng/kg; giá Urê Phú Mỹ cũng giảm 7,5% xuống còn 9.800 đồng/kg.

Khu vực các tỉnh đồng bằng Duyên Hải Miền Trung và Tây Nguyên do nắng nóng kéo dài nên sản xuất canh tác bị gián đoạn khiến nhu cầu về phân bón giảm mạnh. Tại Đồng Nai thị trường phân bón rất ảm đạm, lượng hàng giao rất ít, giá phân bón vẫn tiếp tục giảm. Urê TQ giảm 7,6% xuống còn 9.500 – 9.600 đồng/kg; giá Urê Phú Mỹ giảm 5,6% xuống còn 9.900 – 10.000 đồng/kg. Còn tại các tỉnh phía Nam, giá Urê Phú Mỹ giảm từ 1,9% – 4,3% so với giá đầu tháng 8, dao động từ 9.900 – 10.100 đồng/kg.

 

Giá bán lẻ một số chủng loại phân bón tại các tỉnh thành tháng 8/2012

(so sánh với nửa đầu tháng 8/2012)

(ĐVT: đ/kg)

Thị trường

 

Ngày 20/8/2012 So với đầu tháng 8/2012 (%)
Hà Nội
Urê TQ 9.850 – 9.950 ổn định
Urê Hà Bắc 10.500 -4,5
Lân Lào Cai 2.800 0%
Đà Nẵng
Urê TQ 9.400 -7,8
Urê Phú Mỹ 9.800 -7,5
Lân Lào Cai 2.900 ổn định
Đồng Nai
Urê TQ 9.500 – 9.600 -7,6
Urê Phú Mỹ 9.900 – 10.000 -5,6
Lân Lào Cai 3.050 ổn định
  1. Hồ Chí Minh
Urê TQ 9.800 – 9.900

 

0%
Urê Phú Mỹ 9.900 – 9.950 -4,3
Lân Lào Cai 3.050 ổn định
Bạc Liêu
Urê TQ 10.300 ổn định
Urê Phú Mỹ 10.100 -1,9
Lân Lào Cai 3.050 ổn định

Nguồn: Tổng cục hải quan

 

2/ Tình hình xuất khẩu : Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu phân bón tháng 7/2012 đạt khoảng 92,65 nghìn tấn với kim ngạch 41,93 triệu USD, giảm mạnh 51,9% về lượng và giảm 45,5% về kim ngạch so với tháng trước. Tính chung 7 tháng đầu năm 2012 xuất khẩu phân bón 7 tháng đầu năm 2012 đạt khoảng 834,72 nghìn tấn với kim ngạch 362,64 triệu USD, tăng 74,9% về lượng và tăng 93,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu phân bón từ năm 2011 đến tháng 7/2012

 

3/ Tình hình nhập khẩu : Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón tháng 7/2012 đạt 445,11 nghìn tấn với kim ngạch 187,86 triệu USD, tăng 53,2% về lượng và 42,1% về kim ngạch so với tháng trước. Tính chung 7 tháng đầu năm 2012 nhập khẩu phân bón về nước ta đạt 1,91 triệu tấn với kim ngạch 840,2 triệu USD, giảm 11% về lượng và giảm 2,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Lượng và kim ngạch nhập khẩu phân bón từ tháng 1/2010 đến tháng 7/2012

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, nhập khẩu phân bón trong kỳ từ 31/7 – 16/8/2012 đạt 185,8 nghìn tấn với kim ngạch 69,3 triệu USD, giảm 4,6% về lượng và giảm 16,7% về kim ngạch so với kỳ trước.

Tham khảo chủng loại phân bón nhập khẩu trong kỳ từ 31/7 – 16/8/ 2012

Chung loai Kỳ từ 31/7 – 16/8 Kỳ từ 17/7 – 2/8 So với kỳ

17/7 – 2/8

Lượng (tấn) Trị giá

(1.000 USD)

Lượng (tấn) Trị giá

(1.000 USD)

Lượng (tấn) Trị giá

(%)

Tổng 185.806 69.361 194.682 83.228 -4,6 -16,7
DAP 29.221 16.600 33.901 19.749 -13,8 -15,9
SA 64.446 15.331 33.501 8.040 92,4 90,7
NPK 25.893 13.501 23.726 10.654 9,1 26,7
Urê 26.452 10.647 30.243 12.680 -12,5 -16,0
Kali 5.847 3.134 38.997 20.778 -85,0 -84,9
Ammoni Clorua 3.062 685 9.976 2.259 -69,3 -69,7
MAP 832 483 559 316 48,8 52,8
Phân bón lá 128 314 122 239 4,2 31,7
Loại khác 29.925 8.661 23.656 8.510 26,5 1,8

4/ . Tình hình nhập khẩu phân bón qua các cửa khẩu

Kỳ đầu tháng 8/2012 phân bón được nhập về từ Cảng Qui Nhơn là nhiều nhất đạt 45,7 nghìn tấn với kim ngạch 13,9 triệu USD, tăng 25,7% về lượng và tăng 6% về kim ngạch so với kỳ trước; Thứ 2 là cửa khẩu Lào Cai với 27,4 nghìn tấn với kim ngạch đạt xấp xỉ 11 triệu USD, tăng 8,8% về lượng và tăng 66% về kim ngạch so với kỳ trước. Tiếp theo là Cửa khẩu Bát Sát đạt 22,8 nghìn tấn với kim ngạch đạt 10,2 triệu USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 11,1% so với kỳ trước.

Dự báo thời gian tới thị trường phân bón sẽ sôi động hơn do nhu cầu phân bón sẽ tăng do cả nước đang vào vụ Đông Xuân. Nhưng do nguồn cung khá dồi dào nên giá phân bón sẽ không có nhiều biến động. Dự kiến, 2 tuần cuối tháng 8 này, Phú Mỹ sẽ có thể ra hàng đợt mới.

 

  1. Thị trường thế giới

Nửa đầu tháng 8/2011, thị trường phân bón thế giới tiếp tục diễn biến chậm, giao dịch trầm lắng, giá Urê trong xu hướng giảm do nhu cầu đang ở mức thấp và chưa có tín hiệu phục hồi từ các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu. Tại Brazil giá Urê hạt trong giảm 3,5%, xuống còn 400 – 405 USD/tấn (CFR), tương tự tại khu vực Biển Baltic giá cũng giảm 2,6%, xuống còn 375 – 380 USD/tấn.

Tại Trung Quốc, giá Urê hạt trong lại tiếp tục giảm thêm 0,9% so với đầu tháng 8 dao động từ 380 – 383 USD/tấn (FOB), do nhu cầu nội địa yếu và hoạt động xuất khẩu trầm lắng. Sau một thời gian duy trì ở mức giá cao, giá Urê hạt đục cũng đã quay đầu giảm, tại Vịnh Mỹ giảm 3,1% so với kỳ trước, xuống còn 474 – 477 USD/tấn (CFR)

 

Thị trường DAP thế giới cũng khá trầm lắng, khối lượng giao dịch tại khu vực Bắc Mỹ và Mỹ Latinh vẫn nhỏ giọt và giá giảm mạnh. Đáng chú ý, tại Vịnh Mỹ giá giảm 9,6% xuống còn 500 – 510 USD/tấn. Giá một số chủng loại phân bón cụ thể như sau:

Tham khảo giá một số chủng loại phân bón trên thị trường thế giới tháng 8/2012

(so sánh với nửa đầu tháng 8)

(ĐVT: USD/tấn)

Chủng loại Thị trường Ngày 20/8/2012 Đầu tháng 8/2012 So với đầu tháng 8/2012 (%)
Urê hạt trong Yuzhny (FOB) 375 – 385 385 – 395 -2,6
Baltic 375 – 380 385 – 390 -2,6
Brazil (CFR) 400 – 405 415 – 419 -3,5
Trung Quốc 380 – 383 383 – 387 -0,9
Urê hạt đục Ai Cập 440 – 450 440 – 450 ổn định
Vịnh Ả rập 430 – 446 430 – 470 -2,6
Iran 390 – 395 390 – 395 ổn định
Vịnh Mỹ (CFR) 474 – 477 480 – 502 -3,1
DAP Baltic 540 – 595 540 – 595 ổn định
Trung Quốc
Tin liên quan