x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Thị trường phân bón 2009: Ít có khả năng đầu cơ

Hai tháng đầu năm, lượng và trị giá phân bón nhập khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ 2008, khiến nông dân lo ngại về đầu cơ đang xảy ra.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình nhập khẩu tháng 2 và hai tháng đầu năm 2009, nhập khẩu phân bón tăng tới gần 80% về lượng và tăng trên 66% về trị giá. Cụ thể tháng 1, cả nước nhập 179.000 tấn phân bón các loại, trị giá 59 triệu USD, theo ước tính tháng 2 lượng nhập khẩu này là 350.000 tấn, trị giá 110 triệu USD.

Trong đó, đáng chú ý là phân Urê hai tháng đầu năm lượng nhập khẩu tăng tới trên 200% (tương đương 194.000 tấn) và trị giá tăng gần 188% (56 triệu USD) so với cùng kỳ 2008.

Theo phân tích của ông Hoàng Mạnh Tiến, Trưởng ban Kế hoạch Kinh doanh Tổng công ty Hoá chất Việt Nam: Những số liệu nêu trên tuy có so sánh với cùng kỳ năm trước như cũng rất khó để đánh giá chính xác tình hình. Thực tế cuối năm 2007, các doanh nghiệp đều tăng lượng nhập khẩu, vì thế thời gian đầu năm 2008, mức nhập có giảm lại. Trong khi đó, hiện giá phân bón thế giới lại đang ở mức thấp nên các doanh nghiệp tăng lượng nhập khẩu cũng là điểu dễ hiểu.

Ông Tiến dẫn ra: Trên thế giới  hiện ngoài giá phân DAP từ mức 317 USD/tấn tăng lên 367 USD/tấn (tăng 50 USD/tấn). Phân bón Urê chỉ tăng thêm 7-8 USD/tấn, còn các loại phân bón khác, giá tương đối ổn định. So với mức giá “đỉnh” vào quý II/2008, giá phân bón hiện nay vẫn đang đứng ở mức thấp.

Trong khi đó, hiện năng lực sản xuất trong nước mới đáp ứng được 100% nhu cầu về supe lân và phân lân nung chảy (tương đương với sản lượng khoảng 1,5 triệu tấn), phân Urê chỉ đáp ứng được 10% nhu. Trong tháng 3 tới đây, khi dây chuyền sản xuất DAP của Tổng công ty Hoá chất đi vào hoạt động cũng chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Chia sẻ với thông tin trên, anh Vũ Khánh Thiện, Phó ban Thương mại Thị trường Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất dầu cho hay: Mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn phân bón các loại, tính bình quân mỗi tháng cả nước sẽ phải nhập khoảng 400.000 tấn. Vì vậy, số liệu nhập khẩu nêu trên không có gì phải “báo động”.

Đại diện của hai công ty trên cũng nhất trí ở điểm: Năm nay, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả nhiều mặt hàng nông sản tiếp tục giảm sút. Vì vậy, người dân sẽ không có nhiều điều kiện để đầu tư vào phân bón cho các loại cây trồng như khi được giá.

Ngoài ra, theo ước tính, lượng phân bón nhập khẩu tồn kho trong nước đang ở mức 1 triệu tấn. Các công ty sản xuất lượng tồn kho cũng tương đương 1 triệu tấn. Thêm vào đó, “Những bài học kinh nghiệm của năm trước sẽ khiến cho nhiều doanh nghiệp không dám mạo hiểm đầu cơ găm hàng chờ tăng giá. Thời điểm tháng 7-8/2008 giá phân bón trên thế giới tăng lên mức 800USD/tấn nhiều doanh nghiệp đã không bán ra, nhưng chỉ đến tháng 11-12/2008 giá bán chỉ còn 250 USD nhiều doanh nghiệp vẫn buộc phải bán để thu hồi vốn”, anh Thiện nhìn nhận.

Ông Tiến cũng cho biết thêm, hiện giá bán phân bón NPK 16-16-8 của Tổng công ty này so với cuối năm 2008 còn giảm khoảng 15%, trước giá bán ra là 8.000 đồng/kg, nay chỉ còn 7.000 đồng/kg.

Đại diện Công ty Phân lân Nung chảy Văn Điển cho hay, trước Tết giá bán phân lân của công ty là 2.700 VND/kg, nay giá bán là 2.400 VND/kg. Ngoài ra, để chia sẻ khó khăn với bà con nông dân, công ty còn đang có chương trình trợ giá từ 100.000 – 400.000 VND cho cước vận chuyển mỗi tấn phân bón tuỳ theo địa bàn.

Đạm Phú Mỹ, giá bán công bố được áp dụng từ 1/1/2009 đến nay vẫn là 6000 VND/kg./.

Thúy Nhung  (VOV)

theo thvm

Tin liên quan