x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Thị trường phân bón đến ngày 20/6/2014

I/ THỊ TRƯỜNG URE

  • Ure hạt trong:

Yuzhny: 305 đô/tấn fob                                              Baltic: 298-305 đô/tấn fob

Trung Quốc: 260-262 đô/tấn fob                    Brazil: 325-327 đô/tấn fob

  • Ure hạt đục:

Iran: 260-265 đô/tấn fob                                              Ai Cập: 330-331 đô/tấn fob

Trung Quốc: 285-287 đô/tấn fob                    Brazil: 335-340 đô/tấn fob

1/ Thị trường quốc tế :

Diễn biến: Thị trường ure thế giới trong tuần trước liên tục được điều chỉnh tăng mạnh cả trên thị trường kỳ hạn và giao ngay bởi sức hút từ thông tin Ấn Độ sẽ mua thêm 1 triệu tấn ure. Hoạt động giao dịch vẫn tiếp tục sôi động bởi các đơn hàng giao dịch mới. Trong tuần này, xu hướng giá kỳ hạn vẫn được tiếp tục được duy trì mặc dù cuối tuần trước đã phần nào hạ nhiệt.

Theo thông tin mới nhất thì gần đây, Igsas (Thổ Nhĩ Kỳ) gần đây đã mua thêm 60.000 tấn ure Iran ở mức giá 302 USD/tấn CIF; Malaysia mua ure Trung Quốc khoảng 5.000 – 6.000 tấn ở mức giá 270 USD/tấn CIF; Sabic (Ả rập xê út) bán ure cho khu vực Brazil ở mức giá 310 USD/tấn FOB Jubail; tương đương với 340 USD/tấn CIF Brazil.

Ngoài ra, Sorfert (Algeria) đã đạt được thỏa thuận bán 225.000 tấn ure. Trong đó, 100.000 tấn vận chuyển tới Ami Naropa trong tháng 7,8/2014; 75.000 tấn bán cho Helm vận chuyển trong quý 3/2014; 50.000 tấn cho OCI/OFT vận chuyển vào tháng 7/2014.

Triển vọng thị trường thế giới trong thời gian tới: Trong thời gian tới, nguồn cung ure thế giới sẽ được bổ sung mạnh từ Trung Quốc khi chỉ còn khoảng hơn 10 ngày nữa (chính thức từ 1/7) nước này chính thức bước vào giai đoạn thuế xuất khẩu. Tuy nhiên thị trường thế giới đang phải đối mặt với tình hình sản xuất ure hạn chế tại Ukraine do ảnh hưởng bởi nguồn khí đốt ngưng trệ hay lượng ure xuất khẩu của Angelia hạn chế do một nhà máy ammoniac đang gặp sự cố; ngoài ra sản xuất ure tại Libya cũng đang bị đình trệ. Bên cạnh đó, vận tải hàng hóa tại khu vực Biển Đen cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng từ căng thẳng giữa Ukraine và Nga. Theo đó, thị trường ure thế giới có thể sẽ có những diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Tuy nhiên nguồn cung dồi dào và giá cạnh tranh từ Trung Quốc có thể sẽ làm dịu bớt một phần các yếu tố tiêu cực trên.

Trung Quốc: Giá ure nhà máy tại một số địa phương Trung Quốc tuần này đã quay trở lại xu hướng giảm khi bất ngờ đảo chiều tăng tại 2 tuần trước. Mặc dù nhiều nhà máy sản xuất ure vẫn tiếp tục cắt giảm sản xuất, bên cạnh đó nhu cầu thu mua của các thương nhân chuẩn bị cho các đơn hàng xuất khẩu vẫn ở mức khá, tuy nhiên nhu cầu phân bón tuần này đã hạ nhiệt đồng thời nguồn cung vẫn được đánh giá khá dồi dào. Giới thương nhân kỳ vọng giá ure trong thời gian tới có thể sẽ tiếp tục giảm bởi nhu cầu trong nước thấp đồng thời mùa thuế xuất khẩu ure thấp chuẩn bị bắt đầu.

Tại thị trường Sơn Đông, giá ure nhà máy tính tới thời điểm ngày 18/6 ở mức 1480 NDT/tấn, giảm 20 NDT/tấn so với cuối tuần trước

  1. Thị trường trong nước:

- Diễn biến: Thị trường phân bón trong nước hiện đang có diễn biến trái chiều giữa các địa phương do yếu tố mùa vụ. Tại khu vực ĐBSCL, thị trường phân bón khá ảm đạm bởi nhu cầu cho vụ Hè Thu hiện còn khá yếu; tại miền Bắc nhu cầu không đáng kể do vụ Đông Xuân đang thu hoạch và khoảng 1 tháng nữa mới tới vụ Hè Thu (vụ mùa); trong khi đó tại khu vực miền Trung, thị trường phân bón khá sôi động bởi nhiều địa phương đang bước vào giai đoạn bón đợt 2 cho lúa Hè Thu.

Tại khu vực chợ Trần Xuân Soạn: giá ure Phú Mỹ đầu tuần này giảm 50 đồng/kg, xuống 7750-7850 đồng/kg; Ure Cà Mau cũng giảm với mức tương đương, xuống 7400 đồng/kg. Giá NPK Việt Nhật (16-16-8+13S) giảm 200-300 đồng/kg, xuống 9600-9700 đồng/kg.

Tại chợ Trần Xuân Soạn:

Urê Phú Mỹ: 7.750 – 7.850 đ/kg                   Ure Trung Quốc: 7.500 – 7.600 đ/kg

Ure Cà Mau: 7.400 đ/kg                                 Ure Ninh Bình : 7.200 – 7.300 đ/kg

Khu vực miền ĐBSCL: Tại khu vực ĐBSCL nhu cầu phân bón hiện đang ở mức thấp bởi vụ Hè Thu nhiều địa phương đã trong giai đoạn thu hoạch, một số địa phương khác thì vẫn tiếp tục chăm bón nhưng ảnh hưởng của mưa nên nhu cầu ít. Hoạt động mua vào khá hạn chế.

Giá tại đại lý cấp 1:

Ure Phú Mỹ: 7.750 – 7.800 đ/kg        Ure Cà Mau: 7.200 – 7.400 đ/kg

Ure Trung Quốc: 6.600 đ/kg               Ure Ninh Bình: 7.200 – 7.700 đ/kg

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên: Tại khu vực miền Trung, đã bón xong đợt 1 cho lúa Hè Thu và một số nơi đã bắt đầu bón đợt 2 nên nhu cầu vẫn khá cao. Lượng hàng các đại lý cấp 1 tại Quảng Ngãi bán ra khoảng 300-400 tấn/ngày.

Mặc dù nhu cầu cao nhưng do nguồn cung hàng cuối tuần trước và đầu tuần này đã được bổ sung nên vào đầu tuần này không có hiện tượng thiếu hàng, giá các mặt hàng phân bón biến động nhẹ. Cuối tuần trước tại Đà Nẵng đã có 2 tàu với tổng 3000 tấn Ure Phú Mỹ cập cảng và ngày 16/6 cũng có tàu 2000 tấn Ure Phú Mỹ nằm cảng Đà Nẵng.

Tuy nhiên vào giữa tuần này, nguồn cung bổ sung đã không theo kịp tốc độ tăng từ nhu cầu nên có thời điểm dường như lượng hàng bị hụt. Giá Ure Phú Mỹ đã tăng nhẹ trong khi các loại khác vẫn ổn định

Giá tại đại lý cấp 1 bán cho đại lý cấp 2

Ure Phú Mỹ: 8.200 – 8.400 đồng/kg  Ure Ninh Bình: 7.750 – 7.900 đ/kg

Ure Trung Quốc: 7.550 đ/kg               Ure Indo: 7.800 đ/kg

Thị trường miền Bắc: Tại khu vực miền Bắc, nhu cầu phân bón đang ở mức thấp bởi vụ Đông Xuân đang trong giai đoạn thu hoạch. Lượng phân bón bán ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu hoa màu. Dự kiến khoảng 1 tháng nữa, nhu cầu phân bón sẽ tăng mạnh trở lại nhằm phục vụ cho vụ Hè Thu (vụ mùa).

Cửa khẩu: Tại khu vực cửa khẩu Việt Nam giáp Trung Quốc.

Cửa khẩu Bát Xát và Km6 cấm biên tối 17/6 và dự kiến có thể sẽ sớm mở lại. Một nguồn tin khác tại cửa khẩu Lào Cai cho biết, dự kiến tình trạng cấm biên có thể trong vòng 7 ngày.

 

II/ THỊ TRƯỜNG DAP

Thế giới: Thị trường Dap thế giới vẫn tiếp tục sôi động bởi nguồn cung dồi dào khi Trung Quốc đang trong giai đoạn thuế xuất khẩu DAP thấp, trong khi nhu cầu cao đặc biệt tại Ấn Độ, Brazil và Mỹ. Bên cạnh đó, giá lưu huỳnh đang được điều chỉnh tăng lại nhiều khu vực. Theo đó, giá DAP trong vài tuần trở lại đây chủ yếu trong xu hướng tăng hoặc tạm chững.

Hiện Pakistan đã đạt được một số đơn hàng DAP với Trung Quốc ở mức giá 450 USD/tấn CFR. Ngoài ra, theo thông tin chưa được kiểm chứng, các nhà sản xuất DAP Trung Quốc đã ký với các nhà nhập khẩu Mỹ ở mức giá 425 USD/tấn FOB.

Giá lưu huỳnh hàng tháng 6/2014 đã được điều chỉnh tăng tại nhiều khu vực. Tại Qatar, giá lưu huỳnh lên mức 152 USD/tấn FOB; tại Ả rập: 155 USD/tấn FOB; Trung Quốc: 170 USD/tấn CFR.

Tại thị trường nội địa Trung Quốc, giá DAP nhà máy từ đầu tuần cho tới giữa tuần này tạm chững so với mức cuối tuần trước, đạt 2494 NDT/tấn. Hoạt động bán hàng khá sôi động, tồn kho tại nhiều nhà máy được đánh giá ở mức bình thường.

Trước tình hình giá lưu huỳnh gia tăng, nhu cầu DAP thế giới ở mức cao; bên cạnh đó do nguồn hàng tồn kho lớn, giá DAP liên tục giảm nên nhiều nhà sản xuất DAP lớn của Trung Quốc chấp nhận cắt giảm sản xuất nhằm ngăn mức giá giảm sâu hơn. Theo đó, mặc dù hiện nguồn hàng đang tung ra thị trường vẫn khá dồi dào nhưng có khả năng giá DAP khó có thể giảm mạnh như xu hướng các năm trước.

Trong nước:

Theo phản ánh của một số thương nhân tại khu vực cửa khẩu Lào Cai, hiện các doanh nghiệp nhập hàng về đến đâu bán hết đến đó nên hàng tồn kho đã giảm đáng kể. Bên cạnh đó, lượng hàng về mặc dù vẫn được bổ sung nhưng đang có xu hướng chậm dần bởi các đơn hàng cũ đã về gần hết trong khi các đơn hàng mới còn phải đợi các thủ tục hải quan, LC. Lượng DAP 64%, Tiền Phong về 2 ngày đầu tuần này không nhiều chỉ khoảng 300 tấn/ngày trong khi hàng DAP Vân Thiên Hóa về trung bình khoảng 1400-1450 tấn/ngày. Theo đó, góp phần khiến giá DAP chào bán của các doanh nghiệp tại kho Lào Cai hiện đang được điều chỉnh tăng nhẹ.

Tại khu vực cửa khẩu Lào Cai, lượng hàng DAP Vân Thiên Hóa hiện về đã hạn chế hơn so với trong tuần trước, dao động chỉ khoảng 1400 tấn/ngày – giảm khoảng 400-500 tấn/ngày; lượng DAP Tiền Phong chỉ khoảng 300-400 tấn/ngày.

Giá DAP chào bán tại kho của các doanh nghiệp tại Lào Cai tăng nhẹ. Tại thời điểm ngày 18/6, giá DAP 64%, Tiền Phong chào bán tại kho tăng 100 đồng/kg so với ngày 12/6 lên mức 10.200 đồng/kg.

Gía DAP tại chợ Trần Xuân Soạn:

DAP xanh TQ 64% : 11700 đ/kg

DAP xanh TQ 60% :   10.700 đ/kg

DAP Korea đen: 14.700-14.800 đ/kg

DAP TQ nâu: 10.400 đ/kg

DAP Philippin: 14100-14200 đ/kg

 

III/ THỊ TRƯỜNG KALI

Tồn kho Kali tại khu vực Bắc Mỹ tiếp tục suy giảm, đạt mức thấp nhất gần 2 năm trở lại đây.

Tại khu vực Bắc Mỹ, hàng tồn kho Kali tiếp tục giảm. Tại thời điểm cuối tháng 5/2014, tồn kho Kali tại khu vực này đã giảm xuống còn 2,35 triệu tấn – mức thấp nhất từ 9/2012; giảm 19,7% so với cùng kỳ năm trước – mức giảm cao nhất từ tháng 7/2011; và giảm 15% so với mức trung bình 5 năm trước.

Sự suy giảm về mức tồn kho phản ánh sự suy giảm về sản xuất của một số nhà sản xuất Kali lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, tiêu dùng lại gia tăng mạnh. Kali đang có dự đoán sẽ tang giá mạnh trong thời gian tới đây do nhu cầu trên thế giới tang và lượng hàng tồn kho tại các khu vực sản xuất giảm.

Tại khu vực Bắc Mỹ xuất khẩu Kali trong tháng 5/2014 đã tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, lên 1,11 triệu tấn.

Tại khu vực Corn Belt (Mỹ), giá MOP trong tuần trước tạm chững ở mức 387,50 USD/tấn đối với giá bán buôn.

Tại thị trường Trung Quốc, nhu cầu phân bón vẫn còn ở mức thấp. Giá MOP nội địa trong 3 ngày đầu tuần này tạm chững ở mức của tuần trước, đạt trung bình 2075 NDT/tấn.

Giá Kali tại chợ Trần Xuân Soạn:

Kali bột CIS Apromaco: 7350-7400 đ/kg

Kali miểng CIS Apromaco: 8.100- 8200 đ/kg

Kali Israel: 7350-7400 đ/kg

Kali Canada    : 7500-7550 đ/kg

Giá Kali tại khu vực Quy Nhơn:

Kali bột CIS Apromaco: 7350-7400 đ/kg

Kali miểng CIS Apromaco: 8.150- 8250 đ/kg

Kali Israel: 7250-7300 đ/kg

Kali Canada    : 7350-7400 đ/kg

Giá Kali tại khu vực Hải Phòng:

Kali CIS bột Apromaco: 7550-7600 đ/kg

Kali miểng CIS Apromaco: 8.100- 8200 đ/kg

Kali Israel: 7250-7300 đ/kg

Kali Canada    : 7500-7600 đ/kg

Apromaco

Tin liên quan