x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Thị trường phân bón trong nước và quốc tế tuần đến ngày 05/9/2015

I/ THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

1/ Urea

Thị trường Ure thế giới trong tuần từ 28/08-03/09 hướng sự quan tâm tới các phiên đấu thầu của các nhà cung cấp Ure mặc dù mức giá vẫn chưa rõ xu hướng.

Phiên đấu thầu 3.000 tấn và 18.000 tấn Ure hạt trong của Kastamonu và Gubretas đang được sự chú ý của các thương nhân. Trong phiên đấu thầu của Kastamonu, một số thông tin cho biết Trammo đã chào giá 286 USD/tấn CFR, tuy nhiên thông tin này chưa được kiểm chứng. Thị trường dự đoán mức giá sẽ trên 280 USD/tấn CFR, tuy nhiên mức giá của các nhà cung cấp mong muốn khoảng 302-306 USD/tấn CFR. Thời gian đóng thầu phiên đấu thầu của Gubretas đã chuyển sang ngày 2/9 thay vì ngày 3/9 như thông báo trước đó. Tại Biển Đen, mức giá đấu thầu trong tuần qua ở mức trên 270 USD/tấn FOB, tuy nhiên không thu hút được người mua.

Diễn biến giá ure hạt trong tại Yuzhnyy, USD/st (FOB)

Thay đổi 02/09 so Ngày 02/09 Ngày 01/09 Ngày 31/08 Ngày 28/08
Kỳ hạn với 01/09/2015
09/15 0 263.25 263.25 267.5 265
10/15 0 262.75 262.75 267.5 264
11/15 1 262.75 261.75 267.5 262
12/15 -0.5 263 263.5 263.5 263.5

Nguồn: CME

Diễn biến giá ure hạt đục tại Vịnh Mỹ, USD/st (FOB)

Thay đổi 02/09 so Ngày 02/09 Ngày 01/09 Ngày 31/08 Ngày 28/08
Kỳ hạn với 01/09/2015
09/15 -2.75 275.25 278 280 278.5
10/15 2.25 270.25 268 276 272
11/15 0 268 268 271 272
12/15 -1 267 268 271 272

Nguồn: CME

2/ DAP

Trong tuần từ 28/08-03/09, thị trường Phosphate tiếp tục giao dịch khá hạn chế. Trong tuần trước, sự hồi phục của đồng Euro đã đưa một số người mua quay trở lại thị trường, tuy nhiên vẫn có ít giao dịch diễn ra.

Tại Ấn Độ, một số thông tin cho biết mức giá trong tuần trước xuống thấp nhất là 460-465 USD/tấn CFR do các nhà cung ứng Trung Quốc đang tích cực bán hàng trước thời diểm áp dụng thuế VAT mới. Tại Nola, giá tăng nhẹ mặc dù khối lượng giao dịch khá ít.

Thống kê xuất khẩu của Mỹ trong tháng 7/2015 cho thấy lượng xuất khẩu DAP/MAP sang Ấn Độ tăng mạnh. Trong 7 tháng 2015, xuất khẩu DAP/MAP ở mức 1,39 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó xuất khẩu sang Ấn Độ tăng gấp 3, đạt mức 228.000 tấn. Xuất khẩu Axit Photphoric trong 7 tháng năm 2015 đạt 181.000 tấn, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2014.

Diễn biến giá DAP tại Nola, USD/st FOB

Thay đổi 02/09 so Ngày 02/09 Ngày 01/09 Ngày 31/08 Ngày 28/08
Kỳ hạn với 01/09/2015
09/15 1 431 430.00 432.00 429.00
10/15 -0.75 416.25 417.00 417.50 417.00
11/15 -1.25 400 401.25 410.00 404.50
12/15 -1.75 398.5 400.25 410.00 404.50

Nguồn: CME

  1. KALI

Thị trường Kali trong tuần từ 28/08-03/09 tiếp tục trầm lắng

Tại Brazil, giá Kali trong tuần trước ổn định ở mức 315 USD/tấn CFR bất chấp việc quốc gia này đã vào mùa vụ mới.

Theo Uralkali, nhu cầu Kali trên một số thị trường lớn như Brazil hay Ấn Độ đã giảm trong nửa đầu năm 2015. Tại Ấn Độ, việc đồng Rupee phá giá cũng làm hạn chế hoạt động nhập khẩu Kali trong năm nay. Uralkali dự kiến nhập khẩu Kali của Ấn Độ trong năm nay sẽ vào khoảng 4,3-4,5 triệu tấn. Tại Brazil, chính sách siết chặt tín dụng và giá nông sản giảm cũng sẽ làm giảm nhu cầu Kali cho mùa vụ. Dự kiến nhu cầu Kali của khu vực Nam Mỹ trong năm 2015 sẽ vào khoảng 9,8 triệu tấn, giảm mạnh so với mức 11,8 triệu tấn năm 2014. Trong khi đó tại Trung Quốc, Uralkali dự báo nhu cầu nhập khẩu Kali của thị trường này sẽ giảm sau khi đồng Nhân dân tệ phá giá. Mức giá tại thị trường Trung Quốc hiện vẫn đang ổn định quanh mức 315 USD/tấn.

Trong nửa đầu năm 2015, lợi nhuận của Uralkali tăng 50% do việc đồng Rúp bị mất giá. Sản lượng trong nửa đầu năm nay đạt 5,7 triệu tấn, chỉ thấp hơn 300.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái mặc dù đã có những mất mát tại mỏ Solikamsk-2 trong năm nay. Uralkali cũng lưu ý đến việc có thể sẽ mua lại 1,3 tỷ cổ phiếu và hủy bỏ niêm yết tại sàn London.

II / THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

Tại khu vực ĐBSCL, Quy Nhơn, Đà Nẵng…nhu cầu tiêu thụ phân bón yếu, các đại lý bán hàng chậm theo đó các chủng loại phân bón đại lý bán ra có xu hướng giảm. Thị trường DAP nội địa trong tuần này tiếp tục đi lên về giá. Giá DAP xanh hồng hà 64% tại chợ Trần Xuân Soạn đã điều chỉnh tăng lên mức11.600-11.800 đồng/kg do lo ngại thuế VAT của Trung Quốc có hiệu lực sẽ đẩy giá lên. Tuy nhiên mức giá cao chưa thu hút được người mua trong khi giá các đại lý bán ra cho người dân vẫn đang khá chững. Thị trường Ure nội địa tuần này có sự điều chỉnh giá tại nhà máy Đạm Cà Mau trong khi giá các loại Ure khác ít biến động. Đạm Cà Mau có lệnh ra hàng mới tại Tây Nam Bộ, giá giảm xuống mức 6.900 đ/kg.

Giá phân bón tại Việt Nam thời gian qua nhìn chung trong xu hướng giảm một phần do nhu cầu tiêu thụ chậm. Ngoài ra giá giảm có thể do chi phí đầu vào sản xuất theo hướng có lợi hơn khi mà giá dầu, giá xăng1 trong nước và thế giới điều chỉnh giảm. Sự suy giảm của đồng NDT so với USD tiếp tục kéo giá dầu đi xuống và kéo theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào xuống và từ đó tác động đến giá phân đạm. Trong khi đó, tại các thị trường mới nổi dựa vào xuất khẩu dầu thô, vốn phần lớn chịu ảnh hưởng từ sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc, đã liên tục phá giá đồng nội tệ nhằm duy trì tính cạnh tranh trong xuất khẩu trước sự suy giảm của đồng NDT. Đồng RUB Nga cũng đã rơi xuống mức thấp nhất trong năm nay so với các đồng tiền chính khác bởi sự sụt giảm của giá dầu và thị trường chứng khoán Trung Quốc. Trong ngắn hạn, sự suy giảm giá trị tiền tệ sẽ tác động lên các nhà sản xuất phân đạm hơn là sự suy giảm của giá dầu. Điển hình là đồng RUB yếu dường như tiếp tục đem lại những tác động tích cực cho các nhà sản xuất phân đạm của Nga chủ yếu nằm ở sự gia tăng đáng kể tính cạnh tranh trong chi phí sản xuất. Nga là nước sản xuất Kali lớn thứ hai trên thế giới và là nước cung cấp phân bón lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 11,8% tổng giá trị phân bón nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2015, chỉ sau Trung Quốc với tỷ trọng 45%. Hiện tại, Việt Nam phải nhập khẩu toàn bộ sản phẩm phân kali và hầu hết nhập từ Nga và Lithuania. Do Việt Nam hiện không có nhà sản xuất kali nào trong nước, nên việc mất giá đồng Rúp sẽ tác động tích cực đến người tiêu dùng Việt Nam. Không những thế, Việt Nam cũng nhập khẩu DAP từ Nga chiếm tỷ trọng khoảng 3,3%.

Tại chợ Trần Xuân Soạn, trong tuần này giá các chủng loại phân bón khá ổn định so với tuần trước. Giá Ure Phú Mỹ; Ure Cà Mau; Ure Ninh Bình lần lượt ở mức 8000-8200 đ/kg; 7900-8000 đ/kg; 7800-7900 đ/kg. Trong khi đó giá DAP xanh hồng hà 64% tiếp tục ở mức cao 11600-11800 đ/kg.

Tham khảo bảng giá giao dịch các mặt hàng phân bón tại chợ Trần Xuân Soạn năm 2014- 2015, Vnd/kg

01/09/15 31/08/15 29/08/15 28/08/15 27/08/15
Urê
Urê Phú Mỹ 8000-8200 8000-8200 8000-8200 8000-8200 8000-8200
Ure Cà Mau 7900-8000 7900-8000 7900-8000 7900-8000 7900-8000
Ure Ninh Bình 7800-7900 7800-7900 7800-7900 7800-7900 7800-7900
Kali
Kali Phú Mỹ (bột) 7350-7500 7350-7500 7350-7500 7350-7500 7350-7500
Kali Phú Mỹ 8000-8200 8000-8200 8000-8200 8000-8200 8000-8200
(miểng)
Kali Israel 7300-7350 7300-7350 7300-7350 7300-7350 7300-7350
Kali Canada 7300-7350 7300-7350 7300-7350 7300-7350 7300-7350
DAP
DAP Phú Mỹ (Nga) 12.000- 12.000- 12.000- 12.000- 12.000-
12.200 12.200 12.200 12.200 12.200
DAP xanh hồng hà, 11.500- 11.500- 11.500- 11.500- 11.500-
64% 11.800 11.800 11.800 11.800 11.600
DAP Korea đen 14200- 14200- 14200- 14200- 14200-
14300 14300 14300 14300 14300
DAP TQ đen 10800- 10800- 10800- 10800- 10800-
11000 11000 11000 11000 11000
DAP TQ nâu tiếng 10700- 10700- 10700- 10700- 10700-
việt 10800 10800 10800 10800 10800
DAP TQ Công 11100- 11100- 11100- 11100- 11100-
nghệ Mỹ (đen) 11200 11200 11200 11200 11200
SA

 

SA Nhật 3950-4000 3950-4000 3950-4000 3950-4000 3950-4000
K.Cương
SA TQ nhỏ – to 2800-3600 2800-3600 2800-3600 2800-3600 2800-3600
SA Korea (V) 3750-3800 3750-3800 3750-3800 3750-3800 3750-3800
SA Phú Mỹ (Nhật) 4000-4200 4000-4200 4000-4200 4000-4200 4000-4200
NPK
NPK 5 sao 16-16- 8.900-9.100 8.900-9.100 8.900-9.100 8.900-9.100 8.900-9.100
8+13S
NPK Việt Nhật 16- 9000-9100 9000-9100 9000-9100 9000-9100 9000-9100
16-8+13S
NPK Bình Điền (1 9000-9100 9000-9100 9000-9100 9000-9100 9000-9100
hạt)
NPK Bình Điền 11200- 11200- 11200- 11200- 11200-
(15-15-15) 11400 11400 11400 11400 11400
NPK Phú Mỹ (16- 9.600-9.700 9.600-9.700 9.600-9.700 9.600-9.700 9.600-9.700
16-8 + 13S + TE)
NPK Phú Mỹ (12- 8000-8200 8000-8200 8000-8200 8000-8200 8000-8200
10-9+TE)
NPK Phú 12.600- 12.600- 12.600- 12.600- 12.600-
Mỹ(27.6.6) 12.850 12.850 12.850 12.850 12.850
NPK Phú 12800- 12800- 12800- 12800- 12800-
Mỹ(25.9.9) 13000 13000 13000 13000 13000

Nguồn: AgroMonitor tổng hợp

2.2 Tại khu vực ĐBSCL

Các tỉnh ĐBSCL đa số đã và đang thu hoạch lúa Hè Thu và lúa Thu Đông nên nhu cầu tiêu thụ phân bón yếu.

2.3 Tại khu vực miền Trung

Nhu cầu phân bón tại khu vực Đà Nẵng; Quy Nhơn; Quảng Ngãi vẫn yếu, lượng hàng bán ra trung bình của các đại lý cấp 1 tại Quy Nhơn khoảng 30-50 tấn/ngày. Nhu cầu mua hàng trên khu vực Tây Nguyên chậm nên giá tiếp tục xu hướng giảm.

2.4. Cửa khẩu

Tại Lào Cai, lượng phân bón nhập khẩu ngày 01/09 giảm so với các ngày cuối tháng 8. Với mặt hàng DAP lượng nhập khẩu tại Ga Lào Cai khoảng 1000-1200 tấn/ngày; tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai (gần khu CN Kim Thành) khoảng 200-300 tấn. Chủ yếu là DAP Tường Phong và DAP Vân Thiên Hóa. Từ nửa cuối tháng 8, các doanh nghiệp đẩy mạnh nhận hàng lên tới trên 3000 tấn/ngày tuy nhiên đã giảm trong ngày 01/09/2015.

Nguồn AgroMonitor

Apromaco

Tin liên quan