x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Xử lý phân bón giả: “Dài cổ” chờ nghị định mới

Hàng loạt vụ vi phạm nghiêm trọng về phân bón giả diễn ra trong thời gian gần đây, chủ yếu là phân bón NPK khiến các doanh nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề và nóng lòng chờ nghị định mới đủ chế tài mạnh để dẹp vấn nạn này.

Làm giả dễ, xử lý khó

Trong số các nhãn hiệu phân bón NPK bị làm giả, phổ biến nhất vẫn là làm giả mẫu phân bón NPK của Công ty CP supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao. Trong đợt kiểm tra hộ kinh doanh của bà Nguyễn Thị Chung, ở số 259 phố Cốc, xã Dĩnh Trì (TP. Bắc Giang) vào cuối tháng 4/2012, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 (Chi cục QLTT Bắc Giang) đã kiểm tra và tịch thu 1.075 kg phân NPK giả; 450 kg nguyên liệu để sản xuất phân NPK giả; 1 máy khâu bao và 2,5 kg dây khâu. Cơ quan chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính cơ sở này 40 triệu đồng.

Ông Quách Hùng Chất- Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bắc Giang – cho biết: “Thủ đoạn vi phạm sản xuất, kinh doanh phân bón ngày càng tinh vi. Nhiều cơ sở kinh doanh lợi dụng tên của đơn vị uy tín đưa ra sản phẩm na ná phân NPK thật, để trà trộn vào thị trường, nhưng hàm lượng hoạt chất kém, giá bán lại tương tự như NPK xịn. Tuy nhiên, kiểm tra về giấy phép kinh doanh và một số yêu cầu khác, những doanh nghiệp này làm đúng quy định nên chúng tôi không thể xử lý mà chỉ khuyến cáo nông dân đọc kỹ thông tin về sản phẩm khi mua”.

Ngoài NPK, phân kali cũng bị làm giả nhiều. Ông Lê Quốc Phong – Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam kiêm Tổng giám đốc Công ty Phân bón Bình Điền – cảnh báo: “Công nghệ sản xuất phân kali giả rất đơn giản, chỉ cần mua gạch non về nghiền trộn với muối và màu sẽ thành phân kali bán ra thị trường”.

Tháng 3/2012, cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu đã tịch thu 1,15 tấn phân kali giả tại cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp Huỳnh Gia, huyện Hòa Bình. Mẫu phân giả được gửi đi kiểm định chất lượng tại 2 cơ sở cho kết quả hàm lượng kali chỉ đạt 0,138 – 0,3%, trong khi trên bao bì ghi hàm lượng kali đến 60%. Loại phân bón trên được giới thiệu là phân kali, có xuất xứ từ Canada. Phân bón trên thực chất chỉ là muối được nhuộm màu.

Đợi chế tài mới

Ông Hoàng Văn Tại – Tổng giám đốc Công ty CP phân lân nung chảy Văn Điển – cho biết: “Hiện nay chế tài xử lý đối với nạn phân bón giả còn nhẹ và khó áp dụng trong thực tiễn. Nghị định 15/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón quy định phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng đối với vi phạm sai số định lượng cho phép trong sản xuất, gia công phân bón…”.

Tuy nhiên, việc xử lý trên thực tế cũng rất khó khăn, khi yêu cầu đơn vị, cá nhân vi phạm đến xử lý thì hầu hết đều xin được lấy mẫu để đem phân tích lại và kết quả mỗi lần khác nhau, thậm chí còn mâu thuẫn với ban đầu, phát sinh nhiều khiếu nại nên cơ quan thanh tra rất khó xử lý.

Đại diện doanh nghiệp bị làm giả phân bón nhiều nhất, ông Nguyễn Duy Khuyến- Tổng giám đốc Công ty CP supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao – chia sẻ bí quyết tự cứu mình: “Hiện Supe Lâm Thao đang lên kế hoạch xây dựng hệ thống đại lý chính thức. Dự kiến mỗi xã có một cửa hàng, có địa chỉ, tên tuổi, biển hiệu và các dấu hiệu ủy quyền chính thức. Người nông dân nếu mua hàng tại đại lý, cửa hàng của Supe Lâm Thao sẽ được đảm bảo quyền lợi”.

Bên cạnh đó, ông Khuyến cũng đưa ra kiến nghị, phải xác định phân bón là ngành kinh doanh có điều kiện. Theo đó, thống nhất một cơ quan cấp giấy phép, sau đó giải tán bớt những cơ sở sản xuất phân bón nhỏ không đủ điều kiện; có như vậy mới làm trong sạch thị trường phân bón. “Nên đưa thêm khung hình phạt xử lý hình sự vào nghị định mới, thay vì chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính như hiện nay, mới đủ sức răn đe” – ông Khuyến đề nghị.

Hiện tại, Bộ NN&PTNT đang thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ xây dựng nghị định quản lý sản xuất – kinh doanh phân bón. Nghị định mới được kỳ vọng sẽ giúp lập lại trật tự cho ngành phân bón.

Dự thảo Nghị định quản lý sản xuất phân bón được thảo luận đã kéo dài gần 2 năm, đến nay vẫn đang chờ thẩm định của Bộ Tư pháp và doanh nghiệp vẫn ngóng đợi ngày ban hành!

Tin liên quan