x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Tổng quan Thị trường phân bón tháng 2-3/2013

Diễn biến thị trường trong nước

  1. Tình hình thị trường: Sản lượng phân Urê tháng 2/2013 đạt 186,2 nghìn tấn, tăng 91,8% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung cả 2 tháng đầu năm, sản lượng phân Urê đạt 360,2 nghìn tấn, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ. Sản lượng phân NPK cũng tăng 26% so với cùng kỳ, đạt 349,6 nghìn tấn. Sản lượng phân DAP 2 tháng đạt 45,8 nghìn tấn, bằng 71,9% so với cùng kỳ.

-Diễn biến giá cả:

Thị trường phân bón trong nước nửa cuối tháng 2/2013 đã có một số chuyển biến tích cực. Lượng phân bón giao dịch đã tăng nhẹ và tiếp tục có chiều hướng mạnh lên. Giá các mặt hàng nhìn chung không có biến động, chỉ riêng giá Urê ở một số địa phương tăng khá. Thời gian tới giá phân bón trong nước sẽ ổn định do nguồn cung dồi dào.

Cụ thể giá phân bón tại một số địa phương như sau:

Tại các tỉnh phía Bắc, giá Urê Phú Mỹ tăng 2,6% so với nửa đầu tháng 2/2013, lên 9.700 – 9.800 đồng/kg; giá Urê TQ tăng 0,8% lên 9.150 – 9.200 đồng/kg.

Tại Đà Nẵng, giá Urê Phú Mỹ tăng 2,1% lên 9.650 đồng/kg; Urê TQ tăng 1,1% lên 9.300 đồng/kg.

Tại thị trường Quy Nhơn giá ổn định, giá Urê Phú Mỹ duy trì ở mức 9.150 – 9.200 đồng/kg; Urê TQ là 9.000 – 9.100 đồng/kg.

Tại TP.Hồ Chí Minh, giá Urê Phú Mỹ tăng 5,6% lên 9.550 – 9.800 đồng/kg, giá Urê Trung Quốc tăng 1,6% lên 9.250 đồng/kg.

Tại Tiền Giang, giá Urê Phú Mỹ tăng 1% lên 9.800 đồng/kg, giá Urê Trung Quốc tăng 1% lên 9.100 đồng/kg.

Tham khảo giá bán lẻ một số chủng loại phân bón tại các địa phương nửa cuối tháng 2 năm 2013 (ĐVT: đ/kg)

Thị trường Chủng loại Nửa cuối T2/2013 So với nửa đầu T2/2013
Hà Nội Urê TQ 9.150 – 9.200 175
  Urê Phú Mỹ 9.700 – 9.800 150
  Lân Lào Cai 2.800 0
Đà Nẵng Urê TQ 9300 100
  Urê Phú Mỹ 9650 200
  Lân Lào Cai 2.950 0
Qui Nhơn Urê TQ 9.000 – 9.100 0
  Urê Phú Mỹ 9.500 – 9.550 0
  Lân Lào Cai 3.000 0
  1. Hồ Chí Minh
Urê TQ 9.250 150
  Urê Phú Mỹ 9.550-9.800 525
  Lân Lào Cai 3.050 0
Tiền Giang Urê TQ 9.100 100
  Urê Phú Mỹ 9.800 100
  Lân Lào Cai 3.050 0

 

Tình hình nhập khẩu

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, nhập khẩu phân bón trong kỳ từ 19/2 – 7/3/2013 đạt 275,4 nghìn tấn với kim ngạch 121,9 triệu USD, tăng 172,2% về lượng và tăng 169,13% về kim ngạch so với kỳ trước.

Tham khảo chủng loại phân bón nhập khẩu trong kỳ từ 19/2– 7/3/2013

 

Chủng loai Kỳ từ 19/2– 7/3/2013 Kỳ từ 1/2 – 21/2/2013 So với kỳ 1/2 – 21/2/2013
Lượng (tấn) Trị giá

(1.000 USD)

Lượng (tấn) Trị giá

(1.000 USD)

Lượng (%) Trị giá

(%)

Tổng 275.423 121.920 101.179 45.304 172,2 169,1
Kali 111.645 52.210 19.402 8.854 475,4 489,7
DAP 62.529 33.701 18.109 9.757 245,3 245,4
NPK 35.124 16.047 38.032 18.563 -7,6 -13,6
Sa 38.352 7.715 4.890 841 684,3 816,9
Urê 5.437 1.975 745 286 629,8 591,2
Phân bón lá 388 1.055 367 1.267 5,6 -16,8
Loại khác 21.949 9.218 19.634 5.736 11,8 60,7

 

Thị trường phân bón thế giới : Cuối tháng 2/2013, giá Urê đã điều chỉnh giảm sau một thời gian tăng khá. Nhu cầu chững lại, nguồn cung dồi dào, giá nguyên liệu đầu vào đã gây sức ép giảm giá Urê. Tại Biển Baltic giá Urê hạt trong giảm 2,6%, xuống còn 375-380 USD/tấn và tại Ai Cập giá Urê hạt đục giảm 2,3%, xuống còn 475-480 USD/tấn. Giá một số chủng loại phân bón cụ thể như sau:

Tại Yuzhny giá Urê hạt trong giảm 1,3%, so với kỳ trước, xuống còn 385 – 405 USD/tấn (FOB); tại Baltic giảm 2,6%, xuống còn 375 – 380 USD/tấn; tại Brazil giảm 1,4%, xuống còn 410 – 420 USD/tấn (CFR); tại Trung Quốc giảm 1,4%, xuống còn 395-397 USD/tấn.

Giá Urê hạt đục tại Ai Cập giảm 2,3%, xuống còn 485 – 487 USD/tấn; tại Vịnh Ả Rập giảm 1,2%, xuống còn 400 – 435 USD/tấn; tại Iran giảm 1,3% xuống còn 395 – 400 USD/tấn (CFR).

Giá Ammonia cũng trong xu hướng giảm, tại Fsu giảm 0,8%, xuống còn 640 USD/tấn; tại Trung Đông giảm 1%, xuống còn 690 USD/tấn; tại Tampa giảm 0,7%, xuống còn 685 USD/tấn.

Thị trường phân bón DAP thế giới đã tăng nhẹ sau khi giảm từ giữa năm 2012. Tại Baltic tăng 1%, lên 480 – 520 USD/tấn; tại Trung Quốc tăng 1,1%, lên 515 – 520 USD/tấn; tại Vịnh Mỹ tăng 1%, lên 460 – 465 USD/tấn.

3/ Một số hoạt động đáng chú ý trong tháng.

Sản xuất phân bón giả có thể bị phạt tới 150 triệu đồng

Theo dự thảo nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp đang được Bộ Công thương xây dựng, hành vi sản xuất, gia công phân bón giả có giá trị tương đương với hàng thật từ 100 triệu đồng trở lên có thể bị phạt 120-150 triệu đồng. Cùng hành vi này, khung xử phạt thấp nhất là từ 40 đến 50 triệu đồng được áp dụng đối với vi phạm sản xuất, gia công phân bón giả có giá trị tương đương với hàng thật đến 30 triệu đồng… Dự thảo nghị định cũng đề xuất phạt nặng hành vi kinh doanh phân bón giả. Theo đó, mức phạt thấp nhất được đề xuất là phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh phân bón giả có giá trị tương đương với hàng thật đến 1 triệu đồng; nếu kinh doanh phân bón giả có giá trị tương đương với hàng thật từ trên 40 đến 50 triệu đồng thì mức phạt được nâng lên 80-90 triệu đồng…

Nông nghiệp vẫn còn phụ thuộc phân bón nhập khẩu

Những năm gần đây, lượng phân bón được các doanh nghiệp trong nước sản xuất tăng lên đáng kể, đặc biệt là đối với phân đạm, tuy nhiên, Hiệp hội phân bón Việt Nam (FAV), cho biết sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào phân nhập khẩu. FAV, cho biết riêng đối với phân đạm, Việt Nam có thể chủ động được nguồn cung phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước, thậm chí có dư để xuất khẩu nhờ đưa vào vận hành và nâng cao công suất của một số nhà máy như đạm Cà Mau, Hà Bắc và Ninh Bình.

“Đối với Kali, SA và DAP vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Sắp tới, khi nhà máy ở Lào Cai hoạt động thì lúc đó hy vọng nguồn DAP chúng ta sẽ chủ động được. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng phân bón các loại nhập khẩu trong tháng 2 đạt 197.000 tấn với kim ngạch đạt 102 triệu đô la Mỹ. Như vậy, 2 tháng đầu năm nay Việt Nam đã nhập khẩu 510.000 tấn phân các loại với kim ngạch đạt 230 triệu đô la Mỹ, tăng trên 35% về lượng và 45% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.

Nhập khẩu phân đạm những năm gần đây có xu hướng giảm nhờ được bổ sung nguồn cung từ các nhà máy đạm như Cà Mau, Hà Bắc, Ninh Bình…. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu phân đạm và Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp đạm lớn nhất cho Việt Nam thông qua của khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Bát Xát (Lào Cai) và TPHCM.

Thời gian tới Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu Kali, SA và DAP để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước.

Tại hội thảo quốc gia: “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ hôm 5-3, nhiều chuyên gia trong ngành, cho biết chính cách sử dụng phân bón không hiệu quả, thậm chí lạm dụng phân bón là nguyên nhân khiến tiêu thụ phân bón Việt Nam luôn ở mức cao.

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương Mại

Tin liên quan