x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Giá phân urê có dấu hiệu “hạ nhiệt”

Từ hơn 1 tháng nay, do nguồn cung khan hiếm dẫn tới giá phân urê tại một số tỉnh phía Nam tăng mạnh và dự kiến có thể còn tiếp tục tăng do thiếu hàng gây lo ngại cho bà con nông dân…

Trong tháng 5/2012, tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, urê Phú Mỹ và urê có xuất xứ từ Trung Quốc được bán lẻ với giá 600.000 đồng/bao 50kg, cao hơn hai tuần trước 100.000 đồng/bao. Ở Bình Phước, giá urê Phú Mỹ cũng tăng lên mức khoảng 600.000 đồng/bao, cao hơn nửa tháng trước 70.000 đồng/bao. Không chỉ tăng giá đột biến mà trên thị trường còn khan hàng, rất nhiều đại lý cho biết đây mới là giá bán tạm, vì chưa biết sẽ tăng tới mức nào, bởi các nguồn cung đều gần như không có hàng. Phân urê Trung Quốc trôi nổi (không có hóa đơn) trước đây giá thấp hơn Phú Mỹ 20.000- 30.000 đồng/bao, nhưng do khan hàng nên hiện giá tương đương với đạm Phú Mỹ.

Trước đó, theo Tổng công ty Phân bón và hóa chất Dầu khí (PVFCCo), nguồn cung trên thị trường khá đảm bảo, lượng phân đạm nhập khẩu trong tháng 4/2012 đạt hơn 134.000 tấn, bằng 3 tháng trước đó cộng lại. Tính chung cho cả quý II/2012, lượng phân đạm nhập khẩu đạt hơn 200.000 tấn, cao hơn 60.000 tấn so với quý I, là sự bổ sung đáng kể cho nguồn cung trong nước. Trước ngày 15/5, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã chạy hết công suất (từ ngày 15/5 đến ngày 15/6, Nhà máy Đạm Phú Mỹ dừng một tháng để sửa chữa bảo dưỡng). Đồng thời, Nhà máy Đạm Cà Mau mới đi vào hoạt động cũng đã xuất bán urê ra thị trường.

Lý giải vì sao có chuyện nguồn cung không thiếu mà giá phân bón tăng cao, Tổ điều hành thị trường trong nước rằng, từ đầu tháng 5/2012 giá urê trên thị trường thế giới liên tục tăng trước phiên đấu thầu mua khoảng 1 triệu tấn của Ấn Độ. Nhu cầu nhập khẩu tăng của một số nước như Brazil, Pakistan và việc chính phủ Trung Quốc đang có dự kiến sẽ hoãn lại 30-60 ngày thời gian đánh thuế xuất khẩu thấp nên cũng hỗ trợ làm tăng giá phân bón chung trên thị trường.

Nhưng theo ông Lê Thành Son, Phó giám đốc kinh doanh Nhà máy phân bón Năm Sao, một trong những nguyên nhân làm khan hiếm nguồn urê là do các nhà máy có nhiều hợp đồng xuất khẩu urê sang Thái Lan, Malaysia, Campuchia… nên dẫn đến thiếu hụt nguồn cung cục bộ một thời gian. Tình trạng trên còn do phía Trung Quốc không khuyến khích xuất khẩu phân bón nên giá phân bón thế giới cũng tăng lên theo. Các nhà máy trong nước nắm bắt tình hình này đẩy mạnh xuất khẩu để hưởng giá cao.

Tuy nhiên, ôngNguyễn Lộc An- Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Bộ Công Thương- cho biết: Tình trạng sốt giá phân urê cục bộ ở Bình Phước và một số tỉnh miền Tây Nam bộ vừa qua còn do một số nguyên nhân. Trước hết, do vào vụ hè thu sớm vì mùa mưa năm nay đến sớm trước 1 tháng, nên mặc dù cả 2 Nhà máy đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau chạy hết công suất nhưng cũng không chuẩn bị kịp thời nguồn cung urê. Thứ hai, khi giá phân bón bắt đầu tăng, bà con nông dân lo ngại sẽ xảy ra tình trạng sốt giá như vụ hè thu năm trước nên đẩy mạnh mua vào để tích trữ làm nhu cầu urê tăng đột ngột dẫn tới sốt ảo, đẩy giá urê tăng mạnh. Thứ ba, trước các thông tin cảnh báo về chất lượng kém của phân bón Trung Quốc nên nhiều bà con nông dân chuyển sang dùng phân urê sản xuất trong nước, làm tăng nhu cầu sử dụng urê sản xuất trong nước, giảm nguồn nhập từ Trung Quốc. Ba lý do đã ảnh hưởng đến thị trường và gây “sốt” cục bộ.

Trước tình hình trên, Bộ Công Thương đã có đoàn kiểm tra tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Qua kiểm tra cho thấy, trong tháng 4 khi giá phân bón lên cao và thiếu nguồn, thực tế tại Nhà máy đạm Cà Mau vẫn còn trữ 40 ngàn tấn urê, đủ lượng cung ứng cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, trong 40 ngàn tấn urê tồn kho tại Nhà máy đạm Phú Mỹ chỉ có 10 ngàn tấn được đóng bao, còn lại là urê rời không vận chuyển được. Trong khi đó, do khu vực Tây Nam Bộ tàu trọng tải lớn không vào được các cảng nên phải chuyển tải bằng tàu nhỏ (loại 100- 200 tấn) và thời tiết mưa cũng gây khó khăn cho việc bốc dỡ, ảnh hưởng đến nguồn cung của khu vực này. Vì thế, theo ông An, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cần phải có sự chỉ đạo với 2 Nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau, nhất là đảm bảo tồn kho, không để lặp lại tình trạng thiếu hàng sốt giá.

Theo Bộ Công Thương, trong những ngày gần đây giá phân urê tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã có dấu hiệu hạ nhiệt do nguồn cung nhập khẩu về nhiều, cùng với việc nhu cầu nhập khẩu urê giảm hẳn sau khi Ấn Độ đã ký hợp đồng nhập khẩu khoảng 800.000 tấn và tạm ngừng mở thầu với lượng gần 200.000 tấn còn lại. Bên cạnh đó, giá các sản phẩm dầu thô đang có xu hướng giảm nên giá phân urê tuần cuối tháng 5/2012 sau khi tăng liên tục đã bắt đầu chững lại và giảm nhẹ.

Tác động giảm của giá phân bón thế giới đã làm dịu “cơn sốt” urê tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hiện giá urê giảm còn 10.800- 11.400 đồng/kg (ổn định so với tháng trước). Dự báo, do giá phân bón thế giới đang có xu hướng giảm, nhu cầu phân bón cho vụ hè thu giảm, nguồn cung trong nước tăng nên giá phân bón sẽ ổn định.

Dự kiến, trong quý III, PVFCCo sẽ cung cấp khoảng 250.000 tấn phân bón, trong đó sản lượng sản xuất của Nhà máy Đạm Phú Mỹ chạy hết công suất, đạt khoảng 210 ngàn tấn, sản lượng nhập khẩu khoảng 46.000 tấn phân bón.

 

Tin liên quan