x

 

vnr500

BẢNG XẾP HẠNG NĂM 2018
VNR500

CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

xếp thứ 156/500 Doanh nghiệp lớn nhất cả nước.

Chi tiết

 

Tiêu điểm

Trợ giúp nông dân mua phân bón tốt, giá hợp lý

Theo đề xuất mới của Bộ Công thương, thị trường phân bón sẽ được thiết kế lại theo hướng đơn giản, hiệu quả. Điều này nhằm giúp nông dân được mua hàng tốt, giá hợp lý.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, hiện cả nước có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất phân bón. Tuy nhiên, hầu như chưa đơn vị nào tự xây dựng được mạng lưới phân phối riêng mà phải ủy thác cho các công ty thương mại. Qua nhiều cấp đại lý, chi nhánh, cửa hàng bán lẻ thì giá phân bón đến tay nông dân thường được bán tận “ngọn”, chất lượng khó đảm bảo.Ngay đến doanh nghiệp đầu ngành như Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam (Vinachem), hiện cũng chỉ có vài chục cửa hàng bán trực tiếp cho nông dân, (chiếm chưa đến 5% doanh số bán ra), còn lại vẫn phải phân phối qua mạng lưới hơn 400 công ty kinh doanh thương mại rải khắp nước.

Ông Hoàng Mạnh Tiến, trưởng phòng kinh doanh Vinachem, nói: “Do không đủ năng lực vừa sản xuất vừa xây dựng mạng lưới bán lẻ, phụ thuộc vào các doanh nghiệp thương mại nên Vinachem khó quản được giá cả, chất lượng, nếu đại lý nhân lúc thị trường “nóng” để bắt chẹt nông dân”.

Ông Nguyễn Trung, Phó phòng kinh doanh Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (DPM), cho biết, DPM hiện sở hữu bốn công ty phân phối đặt tại các vùng miền, tự đứng ra tuyển chọn cửa hàng bán lẻ trực tiếp ở huyện, xã, nhưng cũng khá chật vật để quản lý giá phân bón bán đến người mua. “Điều này cũng lý giải vì sao năm 2008, chính sách bán hàng một giá của DPM thất bại”, ông Trung nói.

Giảm chi phí trung gian

Để khắc phục tình trạng mạng lưới phân phối phân bón cồng kềnh nhưng hiệu quả thấp hiện nay, ông Võ Văn Quyền, Phó Vụ trưởng Thị trường trong nước, Bộ Công thương, cho biết, thị trường phân phối mặt hàng này sẽ được thiết kế lại theo hướng đơn giản hóa, thống nhất áp dụng hai cấp đại lý (tổng đại lý và đại lý bán lẻ). Các công ty thành viên do tổng công ty, tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ sẽ được mở cửa hàng, chi nhánh bán lẻ phân bón tại địa bàn trọng điểm ở mỗi vùng sản xuất nông nghiệp, tự chịu trách nhiệm, hoặc giao cho đại lý bán lẻ kiểm soát giá cả, chất lượng hàng hóa, tiến độ bán hàng.

Nếu thị trường bán lẻ phân bón được vận hành ngay trong năm 2009 như kế hoạch Bộ Công thương đặt ra thì theo ông Quyền: “Nông dân sẽ được mua phân bón chất lượng cao, với mức giá hợp lý nhất”. Ông Quyền cũng cho rằng, khi được sắp xếp lại, thị trường phân phối phân bón sẽ giảm được chi phí trung gian; gắn sản xuất với phân phối, tiêu dùng; ngăn chặn nạn phân bón giả, kém chất lượng trà trộn trên thị trường.

Tuy nhiên, không ít chuyên gia, doanh nghiệp lo ngại rằng, sẽ khó vận hành sớm thị trường phân phối phân bón như kỳ vọng. Chuyên gia thị trường giá cả, tiến sĩ Ngô Trí Long cho rằng: “Các mặt hàng khác bán xong có thể thu tiền ngay. Nhưng với phân bón, các đại lý, cửa hàng phải bán nợ cho nông dân, chờ cuối vụ thu hoạch mới được thanh toán. Thiết kế thị trường phân phối vì vậy sẽ phức tạp hơn các mặt hàng khác, khó triển khai ngay”.

Ông Lê Quốc Phong, Giám đốc Công ty phân bón Bình Điền, thành viên của Vinachem, băn khoăn, hệ thống phân phối của không ít công ty “con” của Vinachem đang vận hành tương đối tốt. Nếu phải thiết kế lại sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của chính các doanh nghiệp này. Ông Phong đề xuất: “Việc giao cho các đại lý, chi nhánh tự chịu trách nhiệm về giá cả, chất lượng hàng hóa cũng cần đi kèm chế tài xử phạt thỏa đáng, nếu không sẽ khó khả thi”.

Ba đơn vị Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia và Tổng Công ty Vật tư nông nghiệp sẽ trở thành các trụ cột phát triển hệ thống phân phối bán lẻ phân bón, trước hết là phân đạm tại các vùng sản xuất nông nghiệp lớn của ba miền Bắc, Trung, Nam.

Lam Thanh

theo thvm

Tin liên quan